Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc doanh nghiệp phải có trách nhiệm như thế nào?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc doanh nghiệp phải có trách nhiệm như thế nào? Câu hỏi của anh X.L.A đến từ Hải Phòng.

Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc doanh nghiệp phải có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 86 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc:

Trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
a) Thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho người lao động;
c) Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải kịp thời ngăn chặn, xử lý và có biện pháp bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.
2. Người lao động có nghĩa vụ:
...

Như vậy, khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, doanh nghiệp phải kịp thời ngăn chặn, xử lý và có biện pháp bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.

Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc doanh nghiệp phải có trách nhiệm như thế nào?

Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc doanh nghiệp phải có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp có bắt buộc phải quy định chi tiết thời hạn, quy trình khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong nội quy lao động không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 85 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về quy định của người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc:

Quy định của người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
1. Quy định của người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rối tình dục trong nội quy lao động hoặc bằng phụ lục ban hành kèm theo nội quy lao động, bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc và nơi làm việc;
c) Trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục xử lý nội bộ đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, bao gồm cả trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định có liên quan;
d) Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục hoặc người tố cáo sai sự thật tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm;
đ) Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và các biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Các quy định của người sử dụng lao động về khiếu nại, tố cáo về quấy rối tình dục và xử lý đối với hành vi quấy rối tình dục phải bảo đảm các nguyên tắc:
a) Nhanh chóng, kịp thời;
b) Bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.

Như vậy, doanh nghiệp phải quy định cụ thể, chi tiết trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định có liên quan đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong nội quy lao động hoặc bằng phụ lục ban hành kèm theo nội quy lao động.

Cơ quan nào có trách nhiệm chủ trì tuyên truyền các chính sách đối với lao động nữ, bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc?

Căn cứ tại Điều 87 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về tổ chức thực hiện chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới:

Tổ chức thực hiện chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến các chính sách đối với lao động nữ, bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 83 Nghị định này.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện quy định tại Điều 81 Nghị định này.
4. Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn tiêu chuẩn về buồng tắm, buồng vệ sinh quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định này;
b) Ban hành danh mục khám chuyên khoa phụ sản cho lao động nữ quy định tại khoản 1 Điều 80 Nghị định này;
c) Hướng dẫn triển khai phòng vắt, trữ sữa mẹ quy định tại khoản 5 Điều 80 Nghị định này.
...

Như vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến các chính sách đối với lao động nữ, bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Phan Thanh Thảo

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi nào hành vi có tính chất tình dục được xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc? Quyền của người lao động tại nơi làm việc là gì?
Pháp luật
Cấp trên có hành vi quấy rối tình dục đối với nhân viên cấp dưới tại nơi làm việc sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Khi xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc có quy định nào mà người bị tố cáo được bảo vệ bí mật và nhân phẩm hay không?
Pháp luật
Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc doanh nghiệp phải có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Quấy rối tình dục phi lời nói tại nơi làm việc là gì? Quy định của doanh nghiệp về xử lý đối với hành vi quấy rối tình dục phải bảo đảm các nguyên tắc nào?
Pháp luật
Có phải quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong nội quy lao động hay không?
Pháp luật
Khoản chi tăng thêm cho việc phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Pháp luật
Người có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp luật
Cấp trên cố tình động chạm cấp dưới khi đi công tác chung có phải quấy rối tình dục nơi công sở không?
Pháp luật
Người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào