Kho hàng không kéo dài là khu vực như thế nào? Muốn di chuyển kho hàng không kéo dài thì phải làm sao?
Kho hàng không kéo dài là khu vực như thế nào?
Tại Điều 3 Nghị định 68/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cửa hàng miễn thuế là địa điểm lưu giữ và bán hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu, sản xuất trong nước cho các đối tượng được hưởng ưu đãi về chính sách thuế theo quy định của pháp luật.
2. Khu vực cách ly của các cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế và các cửa khẩu đường bộ quốc tế (sau đây gọi tắt là khu vực cách ly) là khu vực được ngăn cách, bảo vệ cách biệt tại khu vực cửa khẩu sau khu vực làm thủ tục xuất cảnh.
3. Khu vực hạn chế của cảng hàng không dân dụng quốc tế (sau đây gọi tắt là khu vực hạn chế) là khu vực được ngăn cách, bảo vệ cách biệt tại khu vực nhà ga quốc tế sau khu vực làm thủ tục nhập cảnh và trước khu vực làm thủ tục hải quan.
4. Kho xăng dầu là khu vực kho lưu giữ xăng dầu nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất.
5. Kho hàng không kéo dài là khu vực kho, bãi ngoài cửa khẩu để lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
6. Địa điểm thu gom hàng lẻ gọi tắt là kho CFS (Container Freight Station), là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia tách, đóng gói, sắp xếp, đóng ghép và dịch vụ chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của nhiều chủ hàng vận chuyển chung công-te-nơ.
Theo đó kho hàng không kéo dài là khu vực kho, bãi ngoài cửa khẩu để lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
Kho hàng không kéo dài (Hình từ Internet)
Muốn di chuyển kho hàng không kéo dài thì phải làm sao?
Tại Điều 28 Nghị định 68/2016/NĐ-CP có quy định về vấn đề này như sau:
Mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu kho hàng không kéo dài
Trình tự mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu kho hàng không kéo dài thực hiện tương tự như đối với kho ngoại quan quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này.
Theo đó trình tự di chuyển kho hàng không kéo dài sẽ thực hiện tương tự như đối với kho ngoại quan.
Như vậy việc di chuyển kho hàng không kéo dài sẽ căn cứ theo Điều 13 Nghị định 68/2016/NĐ-CP để thực hiện, cụ thể:
Mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu kho ngoại quan
1. Trường hợp có nhu cầu mở rộng, thu hẹp diện tích, di chuyển, chuyển quyền sở hữu kho ngoại quan và đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, doanh nghiệp lập hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu: 01 bản chính;
b) Sơ đồ kho, bãi khu vực mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu: 01 bản sao;
d) Hợp đồng liên quan đến chuyển quyền sở hữu: 01 bản sao.
2. Trình tự mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu thực hiện như trình tự công nhận kho ngoại quan theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Vậy doanh nghiệp muốn di chuyển kho hàng không kéo dài cần chuẩn bị hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan, gồm:
- Văn bản đề nghị di chuyển kho: 01 bản chính;
- Sơ đồ kho di chuyển: 01 bản chính;
Trình tự di chuyển kho hàng không kéo dài được dẫn chiếu đến Điều 12 Nghị định 68/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị di chuyển kho hàng không kéo dài qua đường bưu điện, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống tiếp nhận thông tin điện tử của cơ quan hải quan đến Tổng cục Hải quan.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho, bãi. Kết thúc kiểm tra, cơ quan hải quan và doanh nghiệp ký biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho, bãi, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định di chuyển kho hàng không kéo dài hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ.
Quá 30 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo nhưng doanh nghiệp không có phản hồi bằng văn bản, Tổng cục Hải quan có quyền hủy hồ sơ.
Kho hàng không kéo dài có thể bị chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
Tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 68/2016/NĐ-CP quy định các trường hợp kho hàng không kéo dài bị chấm dứt hoạt động gồm:
- Doanh nghiệp không duy trì các điều kiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định 68/2016/NĐ-CP, hoặc chấm dứt hoạt động của chủ kho cũ trong trường hợp chuyển quyền sở hữu kho hàng không kéo dài;
- Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động gửi Tổng cục Hải quan;
- Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định thành lập nhưng doanh nghiệp không đưa kho hàng không kéo dài vào hoạt động;
- Quá thời hạn tạm dừng hoạt động nhưng doanh nghiệp không có văn bản thông báo hoạt động trở lại;
- Trong 12 tháng doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về hải quan liên quan đến hoạt động của kho hàng không kéo dài và bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kho hàng không kéo dài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?