Khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải để cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải được pháp luật quy định như thế nào?
Điều kiện để tham dự khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải?
Theo Điều 8 Thông tư 27/2016/TT-BGTVT quy định điều kiện tham dự khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải như sau:
(1) Học viên tham dự khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Tốt nghiệp chuyên ngành Điều khiển tàu biển từ bậc đại học trở lên;
- Đã đảm nhiệm chức danh sỹ quan vận hành boong tàu biển có tổng dung tích từ 500 GT trở lên ít nhất 12 tháng;
- Đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định;
- Có chứng chỉ tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
(2) Học viên tham dự khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành Điều khiển tàu biển từ bậc đại học trở trở lên;
- Đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định;
- Có chứng chỉ tiếng Anh hàng hải trình độ 3 theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải (GCNKNCMHTHH) hạng Nhì;
- Độc lập dẫn tàu an toàn ít nhất 300 lượt với cương vị hoa tiêu hàng hải hạng Nhì hoặc có thời gian đảm nhiệm tốt công việc của hoa tiêu hàng hải hạng Nhì ít nhất 24 tháng, được tổ chức hoa tiêu hàng hải và Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận.
(3) Học viên tham dự khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Tốt nghiệp chuyên ngành Điều khiển tàu biển từ bậc cao đẳng trở lên;
- Đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định;
- Có chứng chỉ tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng ít nhất 36 tháng.
Hoa tiêu hàng hải
Hồ sơ tham dự khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải gồm những giấy tờ nào?
Tại Điều 9 Thông tư 27/2016/TT-BGTVT quy định hồ sơ tham dự khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải như sau:
(1) Hồ sơ tham dự khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản bao gồm:
- Đơn xin học (đối với người tự xin học) hoặc công văn đề nghị của cơ quan, tổ chức quản lý;
- Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và sổ thuyền viên;
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ tiếng Anh;
- Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý hoặc chính quyền địa phương cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu.
(2) Hồ sơ tham dự khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao bao gồm:
- Công văn đề nghị của tổ chức quản lý;
- Bản sao có chứng thực GCNKNCMHTHH hạng Nhì.
(3) Hồ sơ khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu bao gồm:
- Đơn xin học (đối với người tự xin học) hoặc công văn đề nghị của tổ chức quản lý;
- Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng và sổ thuyền viên;
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ tiếng Anh;
- Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định;
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý hoặc chính quyền địa phương cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu.
Khi nào được công nhận kết quả thi hoa tiêu hàng hải?
Điều 10 Thông tư 27/2016/TT-BGTVT quy định công nhận kết quả thi hoa tiêu hàng hải như sau:
- Thí sinh dự thi đạt điểm 5 trở lên (theo thang điểm 10) tất cả các môn thi thì được công nhận tốt nghiệp.
- Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định công nhận tốt nghiệp khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thi hoa tiêu hàng hải.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải quy định thế nào?
Điều 11 Thông tư 27/2016/TT-BGTVT quy định điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải, cụ thể:
(1) Điều kiện cấp GCNKNCMHTHH hạng Ba:
a) Đã hoàn thành khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản;
b) Đã thực tập hoa tiêu hàng hải hạng Ba với 400 lượt dẫn tàu an toàn hoặc có 200 lượt dẫn tàu an toàn trong thời gian tối thiểu 36 tháng, được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập sát hạch, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận. Trường hợp hoa tiêu tập sự đã đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu biển có tổng dung tích từ 500 GT trở lên thì phải có 200 lượt thực tập dẫn tàu an toàn hoặc có 100 lượt dẫn tàu an toàn trong thời gian tối thiểu 24 tháng, được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập sát hạch, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận.
(2) Điều kiện cấp GCNKNCMHTHH hạng Nhì đối với hoa tiêu hàng hải đã có GCNKNCMHTHH hạng Ba:
a) Có 300 lượt dẫn tàu an toàn với cương vị hoa tiêu hàng hải hạng Ba hoặc có thời gian đảm nhiệm tốt công việc của hoa tiêu hàng hải hạng Ba tối thiểu 24 tháng với 200 lượt dẫn tàu an toàn, được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập sát hạch, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận;
b) Có 50 lượt thực tập dẫn tàu an toàn đối với loại tàu có tổng dung tích trên 4.000 GT hoặc chiều dài tối đa trên 115 mét; hoặc có thời gian thực tập hoa tiêu hàng hải hạng Nhì tối thiểu 12 tháng với 30 lượt dẫn tàu an toàn, được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập sát hạch, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận.
(3) Điều kiện cấp GCNKNCMHTHH hạng Nhì đối với người có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu biển có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên và đã có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tương ứng tối thiểu 36 tháng:
a) Đã hoàn thành khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản;
b) Có 200 lượt thực tập dẫn tàu an toàn đối với loại tàu có tổng dung tích trên 4.000 GT hoặc chiều dài tối đa trên 115 mét; hoặc có 100 lượt dẫn tàu an toàn trong thời gian tối thiểu 12 tháng với chức danh thực tập hoa tiêu hàng hải hạng Nhì, được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập sát hạch, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận.
(4) Điều kiện, cấp GCNKNCMHTHH hạng Nhất:
a) Đã hoàn thành khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải nâng cao;
b) Có 50 lượt thực tập dẫn tàu an toàn đối với loại tàu có tổng dung tích trên 10.000 GT hoặc chiều dài tối đa trên 145 mét; hoặc có 30 lượt dẫn tàu an toàn trong thời gian tối thiểu 06 tháng thực tập hoa tiêu hàng hải hạng Nhất dưới sự hướng dẫn của hoa tiêu hàng hải có GCNKNCMHTHH từ hạng Nhất trở lên, được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập sát hạch, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận.
(5) Điều kiện cấp GCNKNCMHTHH Ngoại hạng:
a) Có GCNKNCMETTHH hạng Nhất;
b) Có 300 lượt dẫn tàu an toàn tối thiểu với cương vị hoa tiêu hàng hải hạng Nhất hoặc có 200 lượt dẫn tàu an toàn trong thời gian tối thiểu 36 tháng, được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập sát hạch, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận;
c) Có 50 lượt thực tập dẫn tàu an toàn đối với loại tàu có tổng dung tích trên 20.000 GT hoặc chiều dài tối đa trên 175 mét; hoặc có 30 lượt dẫn tàu an toàn trong thời gian tối thiểu 06 tháng thực tập hoa tiêu hàng hải Ngoại hạng dưới sự hướng dẫn của hoa tiêu hàng hải có GCNKHGMHTHH Ngoại hạng, được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập sát hạch, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận.
(6) Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu:
a) Đã hoàn thành khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cho thuyền trưởng tự dẫn tàu;
b) Có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng còn thời hạn;
c) Có tối thiểu 12 lượt dẫn tàu an toàn trong thời gian 06 tháng, được Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận.
Như vậy, muốn trở thanh hoa tiêu hàng hải dẫn tàu thì phải tham gia khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải. Sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo này nếu đủ điều kiện cấp GCNKNCMHTHH thì làm thủ tục theo quy định pháp luật nêu trên.
Phạm Tiến Đạt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?