Khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi có được tính vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi hay không?
- Khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi có được tính vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập khi chuyển đổi thành công ty cổ phần hay không?
- Trường hợp nào thì khoản nợ phải thu được xác định là không có khả năng thu hồi tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi?
- Nợ phải thu không có khả năng thu hồi được loại khỏi giá trị đơn vị sự nghiệp công lập thì phải có giấy tờ chứng minh nào?
Khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi có được tính vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập khi chuyển đổi thành công ty cổ phần hay không?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 150/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Các khoản sau đây không tính vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi
1. Giá trị những tài sản quy định tại các khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
2. Các khoản nợ phải thu có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo quy định.
3. Tài sản công tiếp tục giao đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi quản lý không tính vào giá trị phần vốn nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung quy định tại Điều này.
Theo đó, nợ phải thu không có khả năng thu hồi là 1 trong những khoản tiền không được tính vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập khi chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi có được tính vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi hay không?
Trường hợp nào thì khoản nợ phải thu được xác định là không có khả năng thu hồi tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 7 Thông tư 111/2020/TT-BTC có quy định như sau:
Xử lý về tài chính tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập
...
3. Các khoản nợ phải thu được xác định là nợ phải thu không có khả năng thu hồi được loại ra khỏi giá trị đơn vị sự nghiệp công lập.
a) Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán hoặc chưa đến thời hạn thanh toán thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đối tượng nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã hoàn thành việc phá sản theo quy định của pháp luật;
- Đối tượng nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động hoặc giải thể;
- Đối tượng nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xóa nợ theo quy định của pháp luật;
- Đối tượng nợ là cá nhân đã chết hoặc đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án;
- Khoản chênh lệch còn lại của các khoản nợ không thu hồi được sau khi đã xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vật chất;
Theo đó, trong các trường hợp sau thì khoản nợ phải thu được xác định là không có khả năng thu hồi tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi:
- Đối tượng nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã hoàn thành việc phá sản theo quy định của pháp luật;
- Đối tượng nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động hoặc giải thể;
- Đối tượng nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xóa nợ theo quy định của pháp luật;
- Đối tượng nợ là cá nhân đã chết hoặc đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án;
- Khoản chênh lệch còn lại của các khoản nợ không thu hồi được sau khi đã xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vật chất;
Nợ phải thu không có khả năng thu hồi được loại khỏi giá trị đơn vị sự nghiệp công lập thì phải có giấy tờ chứng minh nào?
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 7 Thông tư 111/2020/TT-BTC có quy định như sau:
Nợ phải thu không có khả năng thu hồi quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này được loại khỏi giá trị đơn vị sự nghiệp công lập khi có đủ các tài liệu chứng minh, cụ thể như sau:
- Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được đến thời điểm xử lý nợ mà đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi đang hạch toán nợ phải thu trên số kế toán như: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ, bản thanh lý hợp đồng (nếu có), đối chiếu công nợ (nếu có), văn bản đề nghị đối chiếu công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát); bảng kê công nợ và các chứng từ khác có liên quan.
- Trường hợp đối với tổ chức kinh tế:
+ Đối tượng nợ đã phá sản: Có quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật Phá sản.
+ Đối tượng nợ đã ngừng hoạt động, giải thể: Có văn bản xác nhận hoặc thông báo bằng văn bản/thông báo trên trang điện tử chính thức của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động hoặc giải thể; hoặc khoản nợ đã được doanh nghiệp, tổ chức khởi kiện ra tòa án theo quy định, có bản án, quyết định của tòa và có ý kiến xác nhận của cơ quan thi hành án về việc đối tượng nợ không có tài sản để thi hành án.
+ Đối với khoản nợ phải thu nhưng đối tượng nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xoá nợ theo quy định của pháp luật; Khoản chênh lệch thiệt hại được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho bán nợ.
- Trường hợp đối với cá nhân:
+ Giấy chứng tử (bản sao chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với đối tượng nợ đã chết.
+ Lệnh truy nã, hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với đối tượng nợ đã bỏ trốn, hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đơn vị sự nghiệp công lập có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?