Khoảng thời gian nào bệnh nhiễm trùng máu ở cá do vi khuẩn Aeromonas Hydrophila gây nên thường xuất hiện?
- Khoảng thời gian nào bệnh nhiễm trùng máu ở cá do vi khuẩn Aeromonas Hydrophila gây nên thường xuất hiện?
- Tiến hành lấy mẫu cá có dấu hiệu của bệnh nhiễm máu do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây nên để chẩn đoán bệnh như thế nào?
- Thiết bị dụng cụ dùng để chẩn đoán bệnh nhiễm trùng máu của cá cần dùng những loại thiết bị dụng cụ nào?
Khoảng thời gian nào bệnh nhiễm trùng máu ở cá do vi khuẩn Aeromonas Hydrophila gây nên thường xuất hiện?
Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-15:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 15: Bệnh nhiễm trùng do Aeromonas Hydrophila ở cá quy định đặc điểm dịch tể ở cá như sau:
"5. Chẩn đoán lâm sàng
5.1. Đặc điểm dịch tễ.
Ở Việt Nam, các loài cá nuôi lồng, bè và ao hồ nước ngọt đều có thể bị bệnh như: cá ba sa, cá tra, cá trắm cỏ, cá rô phi, cá bống tượng...
Cá bị nhiễm Aeromonas hydrophila từ 1 tuần đến 2 tuần có thể chết, tỷ lệ chết thường từ 30 % đến 70 %;
Bệnh có thể xảy ra ở các giai đoạn khác nhau từ cá giống, cá thịt, cá bố mẹ;
Tại Việt Nam, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường hay xảy ra vào mùa xuân, mùa thu ở miền Bắc và đầu mùa mưa ở miền Nam khi nhiệt độ môi trường từ 25 °C đến 28 °C.
5.2. Triệu chứng làm sàng.
Cá bị bệnh có biểu hiện kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên tầng nước mặt, da cá thường đổi màu tối không có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp, rụng vẩy để lộ da bị xuất huyết;
Xuất hiện các đốm xuất huyết trên thân, gốc vây, quanh miệng, râu xuất huyết hoặc bạc trắng;
Xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ, có mùi hôi thối, trên vết loét thường có nấm và ký sinh trùng ký sinh;
Mắt lồi đục, hậu môn viêm xuất huyết, bụng chướng to, các vây xơ rách, tia vây cụt dần.
5.3. Bệnh tích.
Ruột có thể đầy hơi và hoại tử;
Xoang bụng xuất huyết, gan tái nhợt, mật sưng to, thận sưng."
Bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn Aeromonas Hydrophila gây nên xuất hiện quanh năm nhưng thường xuất hiện nhất vào mùa xuân, mùa thu ở miền Bắc và mua mưa ở miền Nam khi nhiệt độ môi trường từ 25 °C đến 28 °C.
Cá bị nhiễm Aeromonas hydrophila từ 1 tuần đến 2 tuần có thể chết, tỷ lệ chết thường từ 30 % đến 70 %; có thể xảy ra ở các giai đoạn khác nhau từ cá giống, cá thịt, cá bố mẹ.
Khoảng thời gian nào bệnh nhiễm trùng máu ở cá do vi khuẩn Aeromonas Hydrophila gây nên thường xuất hiện? (Hình từ Internet)
Tiến hành lấy mẫu cá có dấu hiệu của bệnh nhiễm máu do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây nên để chẩn đoán bệnh như thế nào?
Theo tiết 6.1.1 tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-15:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 15: Bệnh nhiễm trùng do Aeromonas Hydrophila ở cá quy định về việc lấy mẫu cá có dấu hiệu nhiệm bệnh như sau:
"6. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1. Giám định Aeromonas hydrophila bằng phương pháp nuôi cấy và phân lập vi khuẩn.
6.1.1. Lấy mẫu.
- Thu mẫu cá có dấu hiệu bệnh lý, còn sống hoặc vừa mới chết.
- Bệnh phẩm:
+ Cá nguyên con;
+ Gan, thận, lách.
- Số lượng cá trên mỗi mẫu phụ thuộc vào kích cỡ của cá:
+ Cá giống: lấy từ 3 con/mẫu đến 5 con/mẫu;
+ Cá trưởng thành, cá bố mẹ: lấy 1 con/mẫu.
- Lấy mẫu mỗi loại bệnh phẩm, cho vào từng lọ hay túi nilon vô trùng riêng biệt, đậy kín, thao tác lấy mẫu, dụng cụ đựng mẫu và tiếp xúc với mẫu phải đảm bảo vô trùng.
..."
Mẫu cá dùng cho việc chẩn đoán bệnh nhiễm trùng máu phải là mẫu cá có dấu hiệu bệnh lý, còn sống hoặc vừa mới chết.
- Số lượng cá trên mỗi mẫu phụ thuộc vào kích cỡ của cá:
+ Cá giống: lấy từ 3 con/mẫu đến 5 con/mẫu;
+ Cá trưởng thành, cá bố mẹ: lấy 1 con/mẫu.
Lấy mẫu mỗi loại bệnh phẩm (cá nguyên con hoặc gan, thận, lách), cho vào từng lọ hay túi nilon vô trùng riêng biệt, đậy kín, thao tác lấy mẫu, dụng cụ đựng mẫu và tiếp xúc với mẫu phải đảm bảo vô trùng.
Thiết bị dụng cụ dùng để chẩn đoán bệnh nhiễm trùng máu của cá cần dùng những loại thiết bị dụng cụ nào?
Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-15:2015 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 15: Bệnh nhiễm trùng do Aeromonas Hydrophila ở cá quy định về thiết bị dụng cụ dùng để chẩn đoán bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Aeromonas Hydrophila gây nên như sau:
"4. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm sinh học và những thiết bị, dụng cụ sau:
4.1. Thiết bị, dụng cụ dùng cho phương pháp giám định sinh hóa.
4.1.1. Phiến kính vô trùng.
4.1.2. Lamen vô trùng.
4.1.3. Kính hiển vi quang học, vật kính 10 X, 20X, 40 X và 100 X.
4.1.4. Tủ ấm, duy trì ở nhiệt độ 23 °C.
4.1.5. Nồi hấp, có thể duy trì ở nhiệt độ 115°C.
4.2. Thiết bị, dụng cụ dùng cho phương pháp chẩn đoán bằng PCR.
4.2.1. Máy nhân gen (PCR).
4.2.2. Máy ly tâm, có thể ly tâm với gia tốc 6 000 g và 20 000 g.
4.2.3. Máy lắc trộn vortex.
4.2.4. Máy spindown.
4.2.5. Bộ điện di, gồm bộ nguồn và bể chạy điện di.
4.2.6. Máy đọc gel."
Như vậy, khi tiến hành chẩn đoán bệnh nhiễm trùng máu ở cá do vi khuẩn Aeromonas Hydrophila gây nên thì cần sử dụng một số thiết bị dụng cụ hỗ trợ như: Phiến kính vô trùng; lamen vô trùng; kính hiển vi quang học, vật kính 10 X, 20X, 40 X và 100 X; tủ ấm, duy trì ở nhiệt độ 23 °C,...và một số thiết bị dụng cụ khác theo tiêu chuẩn vừa nêu trên.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bệnh nhiễm trùng máu ở cá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?