Khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung đối với ngành Răng Hàm Mặt được quy định như thế nào?
- Xác định đào tạo bổ sung ngành Răng Hàm Mặt đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp như thế nào?
- Ai quyết định ngành đào tạo bổ sung đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp?
- Khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung đối với ngành Răng Hàm Mặt như thế nào?
Xác định đào tạo bổ sung ngành Răng Hàm Mặt đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 42/2018/TT-BYT quy định về xác định ngành đào tạo bổ sung như sau:
Xác định ngành đào tạo bổ sung
1. Người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được xác định ngành đào tạo bổ sung như sau:
a) Ngành Y khoa đối với người đã hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp trong đó có tổng khối lượng kiến thức thuộc các môn học/học phần chuyên ngành về lĩnh vực Nội, Ngoại, Sản, Nhi và chuyên khoa hệ Nội, hệ Ngoại chiếm trên 35% tổng khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo.
b) Ngành Răng Hàm Mặt đối với chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp trong đó có tổng khối lượng kiến thức thuộc các môn học/học phần chuyên ngành về lĩnh vực Răng Hàm Mặt chiếm trên 35% tổng khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo.
c) Ngành Y học cổ truyền đối với chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp trong đó có tổng khối lượng kiến thức thuộc các môn học/học phần chuyên ngành về lĩnh vực Y học cổ truyền chiếm trên 35% tổng khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo.
...
Theo quy định trên, người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được xác định đào tạo bổ sung ngành Răng Hàm Mặt như sau:
- Ngành Răng Hàm Mặt đối với chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp trong đó có tổng khối lượng kiến thức thuộc các môn học/học phần chuyên ngành về lĩnh vực Răng Hàm Mặt chiếm trên 35% tổng khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo.
Đào tạo bổ sung ngành Răng Hàm Mặt đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp (Hình từ Internet)
Ai quyết định ngành đào tạo bổ sung đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 42/2018/TT-BYT quy định về xác định ngành đào tạo bổ sung như sau:
Xác định ngành đào tạo bổ sung
...
2. Trên cơ sở văn bằng cử nhân y khoa và bảng điểm của người có nhu cầu đào tạo bổ sung, Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định ngành đào tạo bổ sung của người đó theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, trên cơ sở văn bằng cử nhân y khoa ngành Răng Hàm Mặt và bảng điểm của người có nhu cầu đào tạo bổ sung, Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định ngành đào tạo bổ sung của người đó theo quy định.
Khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung đối với ngành Răng Hàm Mặt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 42/2018/TT-BYT quy định về khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung như sau:
Khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung
...
2. Đối với ngành Răng Hàm Mặt:
Khối lượng kiến thức tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung là 40 tín chỉ tương ứng với 12 tháng học tập trung, trong đó:
a) Khối lượng kiến thức Nha khoa cơ sở: 06 tín chỉ;
b) Khối lượng kiến thức Nha khoa phục hồi: 15 tín chỉ;
c) Khối lượng kiến thức Nha khoa dự phòng: 10 tín chỉ;
d) Khối lượng kiến thức Bệnh lý và phẫu thuật Miệng - Hàm mặt: 09 tín chỉ.
e) Khối lượng kiến thức tự chọn thuộc lĩnh vực chuyên ngành Răng Hàm Mặt: 10 tín chỉ
...
4. Trên cơ sở khối lượng kiến thức, thời gian tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp kèm theo bảng điểm của người có nhu cầu đào tạo bổ sung, Thủ trưởng cơ sở đào tạo chỉ đạo xây dựng, phê duyệt, ban hành chương trình đào tạo bổ sung theo từng ngành phù hợp với đối tượng đào tạo để có đủ năng lực tương đương bác sỹ của ngành đào tạo tương ứng. Chương trình đào tạo bổ sung phải bảo đảm số tín chỉ về đào tạo thực hành lâm sàng tối thiểu 70% của tổng khối lượng kiến thức chương trình đào tạo.
Theo đó, đối với ngành Răng Hàm Mặt, khối lượng kiến thức tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung là 40 tín chỉ tương ứng với 12 tháng học tập trung, trong đó:
- Khối lượng kiến thức Nha khoa cơ sở: 06 tín chỉ;
- Khối lượng kiến thức Nha khoa phục hồi: 15 tín chỉ;
- Khối lượng kiến thức Nha khoa dự phòng: 10 tín chỉ;
- Khối lượng kiến thức Bệnh lý và phẫu thuật Miệng - Hàm mặt: 09 tín chỉ.
- Khối lượng kiến thức tự chọn thuộc lĩnh vực chuyên ngành Răng Hàm Mặt: 10 tín chỉ
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyên ngành Răng hàm mặt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?