Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp thì người lao động có bị phạt hành chính không?
- Người lao động được cấp phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc tiếp xúc với những yếu tố nguy hại nào?
- Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp thì người lao động có bị phạt hành chính không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp là bao lâu?
Người lao động được cấp phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc tiếp xúc với những yếu tố nguy hại nào?
Theo Điều 4 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH thì người lao động được cấp phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hại sau:
(1) Tiếp xúc với yếu tố vật lý không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
(2) Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại.
(3) Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại:
- Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại;
- Phân, nước thải, rác, cống rãnh;
- Các yếu tố sinh học độc hại khác.
(4) Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động tiềm ẩn các mối nguy mất an toàn, vệ sinh lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên biển, trên sông nước, trong hầm sâu, trong không gian hạn chế, trong rừng; làm việc trong núi đá, hang đá hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.
Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp thì người lao động có bị phạt hành chính không? (Hình từ Internet)
Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp thì người lao động có bị phạt hành chính không?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp;
b) Không tham gia cấp cứu và khắc phục sự cố, tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp là bao lâu?
Thời hiệu hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Dẫn chiếu điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp là 01 năm.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phương tiện bảo vệ cá nhân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?