Không thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại thì có bị xử phạt hay không?
- Không thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì có được sử dụng lao động thuê lại không?
- Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc về doanh nghiệp cho thuê lại lao động hay bên thuê lại lao động?
- Không thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại thì bị xử phạt hay không?
Không thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì có được sử dụng lao động thuê lại không?
Theo khoản 3 Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động như sau:
"3. Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
b) Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
c) Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập."
Như vậy, nếu doanh nghiệp thuê lại lao động không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động thì doanh nghiệp đó sẽ không được sử dụng lao động thuê lại.
Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thuê lại
Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc về doanh nghiệp cho thuê lại lao động hay bên thuê lại lao động?
Căn cứ theo Điều 55 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng cho thuê lại lao động như sau:
"Điều 55. Hợp đồng cho thuê lại lao động
1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản và được làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;
b) Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại;
c) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
d) Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
đ) Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.
3. Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động."
Theo đó, trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tại nạn lao động sẽ do bên cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động thỏa thuận với nhau và sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng cho thuê lại lao động.
Không thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại thì bị xử phạt hay không?
Theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cho thuê lại lao động như sau:
"2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng lao động thuê lại để làm những công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;
b) Sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hoặc Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hết hiệu lực;
c) Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
d) Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ; vì lý do kinh tế hoặc chia; tách; hợp nhất; sáp nhập;
đ) Chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác;
e) Sử dụng lao động thuê lại nhưng không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
g) Sử dụng lao động thuê lại không thuộc một trong các trường hợp sau: đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định; thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân; có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao."
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định nêu trên nếu bên thuê lại lao động không thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng (mức phạt đối với cá nhân), đối với tổ chức thì mức phạt sẽ từ 80 - 100 triệu đồng.
Tải về mẫu hợp đồng cho thuê lại lao động mới nhất 2023: Tại Đây
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tai nạn lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?