Kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy định kỳ bao nhiêu năm một lần? Chuẩn bị hồ sơ, lý lịch liên quan đến thang máy được kiểm định thế nào?
Kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy định kỳ bao nhiêu năm một lần?
Tại Điều 9 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH, có quy định:
- Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với thang máy lắp đặt tại các tòa nhà chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, bệnh viện, khách sạn, nhà máy sản xuất hay tại khu vực công cộng là hai (02) năm một lần.
- Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với thang máy lắp đặt tại các công trình khác với công trình nêu trên là ba (03) năm một lần.
- Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với các thang máy đã có thời hạn sử dụng trên 15 năm là một (01) năm một lần.
Dựa trên tình trạng của thiết bị, thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn nêu tại các trường hợp trên có thể được rút ngắn do kiểm định viên quyết định trên cơ sở thống nhất với tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc quản lý thang máy.
Trong trường hợp rút ngắn thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn, kiểm định viên thực hiện kiểm định phải ghi rõ lý do rút ngắn vào biên bản kiểm định.
Kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy định kỳ bao nhiêu năm một lần? (Hình từ Internet)
Chuẩn bị hồ sơ, lý lịch liên quan đến thang máy được kiểm định kỹ thuật an toàn thế nào?
Tại Điều 7 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH có quy định:
Chuẩn bị kiểm định
1. Tổ chức kiểm định và Cơ sở đề nghị kiểm định cùng phối hợp: Thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.
2. Cơ sở đề nghị kiểm định: Chuẩn bị hồ sơ, lý lịch và các tài liệu có liên quan đến thang máy được nêu tại khoản 1 Điều 8 quy trình này.
3. Tổ chức kiểm định và Cơ sở đề nghị kiểm định cùng phối hợp: Thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn; Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
Theo đó cơ sở đề nghị kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy cần chuẩn bị hồ sơ, lý lịch và các tài liệu có liên quan đến thang máy được nêu tại khoản 1 Điều 8 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH, cụ thể gồm:
- Lý lịch thang máy
- Giấy chứng nhận hợp quy (kiểm tra đối với trường hợp kiểm định lần đầu).
- Giấy chứng nhận kiểm định, biên bản kiểm định đã được cấp (không kiểm tra đối với trường hợp kiểm định lần đầu).
- Hồ sơ bảo trì
- Hồ sơ bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế (nếu có)
- Hồ sơ thiết kế, hoàn công xây dựng giếng thang (kiểm tra đối với thang máy lắp đặt, kiểm định lần đầu)
Các thiết bị đo nào cần có để phục vụ kiểm định? Và các thiết bị đo này được phép có độ sai lệch thế nào?
Tại Điều 5 Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định
1. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định. Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định gồm:
a) Tốc độ kế (máy đo tốc độ);
b) Thiết bị đo khoảng cách;
c) Dụng cụ phương tiện kiểm tra kích thước hình học;
d) Thiết bị đo nhiệt độ;
đ) Thiết bị đo cường độ ánh sáng;
e) Thiết bị đo điện trở cách điện;
g) Thiết bị đo điện trở tiếp địa;
h) Thiết bị đo điện vạn năng;
i) Ampe kìm;
k) Máy thủy bình (nếu cần).
2. Độ chính xác của các dụng cụ đo cho phép thực hiện các phép đo có độ sai lệch như sau, trừ khi có yêu cầu cụ thể khác:
a) ± 1 % đối với khối lượng, lực, khoảng cách, tốc độ;
b) ± 2 % đối với gia tốc, gia tốc hãm;
c) ± 5 % đối với điện áp, dòng điện;
d) ± 5 % đối với nhiệt độ;
đ) ± 2,5 % đối với lưu lượng;
e) ± 1 % đối với áp suất P ≤ 200 kPa;
g) ± 5 % đối với áp suất P > 200 kPa.
3. Các thiết bị, dụng cụ dùng để kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy là phương tiện đo phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
Theo đó để phục vụ kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy cần có các thiết bị đo như sau:
- Thiết bị đo khoảng cách;
- Thiết bị đo nhiệt độ;
- Thiết bị đo cường độ ánh sáng;
- Thiết bị đo điện trở cách điện;
- Thiết bị đo điện trở tiếp địa;
- Thiết bị đo điện vạn năng.
Độ chính xác của các dụng cụ đo cho phép thực hiện các phép đo có độ sai lệch như sau, trừ khi có yêu cầu cụ thể khác:
- ± 1 % đối với khối lượng, lực, khoảng cách, tốc độ;
- ± 2 % đối với gia tốc, gia tốc hãm;
- ± 5 % đối với điện áp, dòng điện;
- ± 5 % đối với nhiệt độ;
- ± 2,5 % đối với lưu lượng;
- ± 1 % đối với áp suất P ≤ 200 kPa;
- ± 5 % đối với áp suất P > 200 kPa.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thang máy có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?