Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng được tiến hành thực hiện thế nào? Có quy định về hỗ trợ tiền cho lực lượng tham gia chữa cháy rừng không?
Việc lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc về trách nhiệm của ai?
Cụ thể tại khoản 1 Điều 45 Nghị định 156/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Trách nhiệm lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng
a) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định này;
b) Chủ rừng là tổ chức lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn theo Mẫu số 03 Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
2. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng do tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này phải gửi đến cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp huyện tham gia ý kiến.
3. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng phải được bổ sung chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy rừng.
4. Chủ rừng chịu trách nhiệm tổ chức thực tập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
5. Cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.
Như vậy về việc lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng phân thành 03 đối tượng như sau: Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, chủ rừng là tổ chức và Ủy ban nhân dân cấp xã.
Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng được tiến hành thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng được tiến hành thực hiện như thế nào?
Theo Điều 50 Nghị định 156/2018/NĐ-CP có quy định về việc thực hiện kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng như sau:
Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng được tiến hành theo các nội dung sau đây:
a) Thực hiện các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Điều 47 của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
b) Thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với từng đối tượng quy định tại Điều 53 và các điều có liên quan của Nghị định này và quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
c) Chấp hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy và chữa cháy rừng và các yêu cầu phòng cháy và chữa cháy rừng của người hoặc cơ quan có thẩm quyền.
2. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng được tiến hành theo chế độ kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.
3. Trách nhiệm kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng trước và trong mùa khô hanh được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ rừng trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng theo chế độ định kỳ và đột xuất;
c) Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng định kỳ đối với các khu rừng có nguy cơ xảy ra cháy; kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm cháy rừng hoặc vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt;
d) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng 06 tháng hoặc 01 năm đối với rừng có nguy cơ xảy ra cháy và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm cháy hoặc vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.
Theo đó, về việc kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng được tiến hành thực hiện như sau:
- Thực hiện các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Điều 47 Nghị định 156/2018/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy
- Thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy rừng phù hợp với từng đối tượng quy định tại Điều 53 Nghị định 156/2018/NĐ-CP và các điều có liên quan của Nghị định này và quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy
- Chấp hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy và chữa cháy rừng và các yêu cầu phòng cháy và chữa cháy rừng của người hoặc cơ quan có thẩm quyền.
- Việc kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng được tiến hành theo chế độ kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.
Có quy định về hỗ trợ tiền cho lực lượng tham gia chữa cháy rừng hay không?
Về nội dung chi hỗ trợ cho lực lượng tham gia chữa cháy rừng được quy định tại khoản 4 Điều 70 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
Sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
...
4. Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng xây dựng phương án sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh. Nội dung chi bao gồm:
a) Chi cho người bảo vệ rừng;
b) Xăng, dầu cho phương tiện tuần tra, kiểm tra rừng;
c) Hỗ trợ cho những người được huy động tham gia ngăn chặn, chống chặt phá rừng và chữa cháy rừng bị tai nạn, thương tật;
d) Bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ, công tác kiêm nhiệm;
đ) Phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật và tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý bảo vệ rừng;
e) Hội nghị, hội thảo sơ tổng kết và công tác thi đua khen thưởng;
g) Các khoản chi khác.
Theo đó Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức khác sẽ tự xây dựng phương án sử dụng tiền dịch vụ môi trường trình để Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, hiện nay ban tư vấn chưa tìm được quy định cụ thể về mức chi này.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng cháy và chữa cháy có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc được nghe kể? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?