Kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ theo quy định của pháp luật?
Hiện nay có những chức danh kiểm tra viên nào trong ngành kiểm sát theo quy định?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 73/2005/QĐ-BNV quy định về việc ban hành chức danh và mã số các ngạch kiểm tra viên ngành Kiểm sát như sau:
Ban hành chức danh và mã số các ngạch kiểm tra viên ngành Kiểm sát, gồm:
1. Kiểm tra viên ngành Kiểm sát - Mã số ngạch 22.218;
2. Kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát - Mã số ngạch 22.219;
3. Kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát - Mã số ngạch 22.220.
Như vậy, có 3 chức danh kiểm tra viên trong ngành kiểm sát, bao gồm:
(1) Kiểm tra viên ngành Kiểm sát - Mã số ngạch 22.218;
(2) Kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát - Mã số ngạch 22.219;
(3) Kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát - Mã số ngạch 22.220.
Hiện nay có những chức danh kiểm tra viên nào trong ngành kiểm sát theo quy định? (Hình từ Internet)
Có những tiêu chuẩn chung nào đối với kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát?
Căn cứ mục A Quyết định 73/2005/QĐ-BNV quy định tiêu chuẩn chung của kiểm tra viên cao cấp như sau:
TIÊU CHUẨN CHUNG CỦA KIỂM TRA VIÊN CAO CẤP
- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có tinh thần kiên quyết đấu tranh bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa;
- Tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng;
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;
- Hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;
- Có đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ được giao;
- Có đủ thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của văn bản này;
- Không được làm những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
Như vậy, Kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát phải có những tiêu chuẩn chung như sau:
(1) Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có tinh thần kiên quyết đấu tranh bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa;
(2) Tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;
(3) Có phẩm chất đạo đức tốt, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng;
(4) Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;
(5) Hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;
(6) Có đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ được giao;
(7) Có đủ thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của văn bản này;
(8) Không được làm những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
Kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ theo quy định của pháp luật?
Căn cứ mục B Quyết định 73/2005/QĐ-BNV quy định về tiêu chuẩn cụ thể đối với kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát như sau:
I. KIỂM TRA VIÊN CAO CẤP
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ
- Là cử nhân Luật trở lên;
- Tốt nghiệp lý luận Chính trị cao cấp;
- Qua đào tạo quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp của Học viện hành chính Quốc gia;
- Đã qua lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát theo nội dung chương trình của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Học viện tư pháp;
- Sử dụng thành thạo máy vi tính;
- Biết một ngoại ngữ trình độ C (đọc, dịch, nói thông thường);
- Có công trình hoặc Đề án tổng hợp sáng tạo được Hội đồng khoa học ngành chấp nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả;
- Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm tra viên và Kiểm tra viên chính;
- Đã ở ngạch Kiểm tra viên chính hoặc chuyên viên chính ít nhất là 6 năm.
4. Tiêu chuẩn về năng lực
Kiểm tra viên cao cấp là người có đủ tiêu chuẩn quy định tại phần A của văn bản này và có năng lực thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Trực tiếp nghiên cứu và thực hiện việc kiểm tra về trình tự, thủ tục, nội dung hồ sơ các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về các trình tự: Sơ thẩm, Phúc thẩm, Giám đốc thẩm, Tái thẩm; tham gia kiểm tra việc tuân theo pháp luật đối với các trại giam, trại tại giam thuộc Bộ Công an quản lý; kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành các bản án; kiểm tra việc tuân theo pháp luật trong công tác xét khiếu tố, nhằm đảm bảo tính có căn cứ, đúng pháp luật đối với các vụ án quan trọng, rất phức tạp; đề xuất với Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng giải quyết vụ án và chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến đề xuất của mình.
...
Như vậy, Kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát phải đáp ứng những tiêu chuẩn về trình độ như sau:
(1) Là cử nhân Luật trở lên;
(2) Tốt nghiệp lý luận Chính trị cao cấp;
(3) Qua đào tạo quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp của Học viện hành chính Quốc gia;
(4) Đã qua lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát theo nội dung chương trình của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Học viện tư pháp;
(5) Sử dụng thành thạo máy vi tính;
(6) Biết một ngoại ngữ trình độ C (đọc, dịch, nói thông thường);
(7) Có công trình hoặc Đề án tổng hợp sáng tạo được Hội đồng khoa học ngành chấp nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả;
(8) Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm tra viên và Kiểm tra viên chính;
(9) Đã ở ngạch Kiểm tra viên chính hoặc chuyên viên chính ít nhất là 6 năm.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm tra viên ngành kiểm sát có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?