Kiểm tra viên hải quan chỉ được sử dụng chứng minh hải quan trong trường hợp nào theo quy định hiện nay?
Kiểm tra viên hải quan chỉ được sử dụng chứng minh hải quan trong trường hợp nào?
Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 02/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng chứng minh hải quan như sau:
Quy định về quản lý, sử dụng
1. Cờ truyền thống của hải quan được dùng trong các cuộc mít tinh kỷ niệm những ngày lễ, ngày truyền thống, trưng bày trong nhà truyền thống và các hoạt động trọng thể khác của ngành hải quan.
2. Cờ hiệu hải quan, đèn hiệu, pháo hiệu, còi, loa được gắn, trang bị trên các phương tiện tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan bao gồm tàu thuyền, ca nô, xuồng máy, ô tô, xe mô tô 02 bánh và các phương tiện chuyên dùng khác khi thực hiện nhiệm vụ.
3. Biểu tượng hải quan được dùng để in, gắn lên cờ truyền thống, cờ hiệu, giấy tờ, biểu mẫu, phương tiện tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan, vật lưu niệm, trụ sở và các biểu trưng khác của hải quan.
Biểu tượng hải quan rút gọn được gắn trên hải quan hiệu, cấp hiệu hải quan và một số loại trang phục hải quan để phân biệt lực lượng hải quan với các lực lượng chức năng khác.
4. Hải quan hiệu được gắn trên mũ kêpi, mũ mềm, mũ bông hải quan.
5. Khi thực hiện nhiệm vụ công chức, viên chức phải mang phù hiệu, biển tên, cấp hiệu, trang phục, chứng minh hải quan đúng quy định. Các trường hợp làm nhiệm vụ trinh sát, hóa trang, đấu tranh chuyên án được mặc thường phục theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Thời gian và loại trang phục được sử dụng của các đơn vị thuộc ngành hải quan thực hiện thống nhất theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
6. Cờ truyền thống, cờ hiệu, đèn hiệu, pháo hiệu, còi, loa, biểu tượng, hải quan hiệu, phù hiệu, biển tên, cấp hiệu, trang phục, chứng minh hải quan được cấp phát, quản lý, sử dụng đúng mục đích, quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định hoặc phân cấp quyết định ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ cấp phát, sử dụng trang phục hải quan.
7. Các đơn vị, cá nhân trong ngành hải quan chỉ được sử dụng cờ truyền thống, cờ hiệu, đèn hiệu, pháo hiệu, còi, loa, biểu tượng, hải quan hiệu, phù hiệu, biển tên, cấp hiệu, trang phục, chứng minh hải quan khi thực thi công vụ, nhiệm vụ được giao.
Theo quy định nêu trên thì Kiểm tra viên hải quan chỉ được sử dụng chứng minh hải quan khi thực thi công vụ, nhiệm vụ được giao.
Kiểm tra viên hải quan chỉ được sử dụng chứng minh hải quan trong trường hợp nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Chứng minh hải quan của Kiểm tra viên hải quan được quy định thế nào?
Theo Điều 12 Nghị định 02/2021/NĐ-CP quy định chứng minh hải quan như sau:
Chứng minh hải quan
Chứng minh hải quan hình chữ nhật, dài 86 mm, rộng 54 mm, dày 0,76 mm (+/- 0.05 mm) được làm bằng chất liệu nhựa. Hai mặt của chứng minh hải quan được quy định như sau:
1. Mặt trước: Nền màu đỏ, có viền màu vàng xung quanh, phía trên có hàng chữ in hoa màu vàng “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”. Chính giữa có in biểu tượng hải quan, phía dưới là chữ in hoa màu vàng "CHỨNG MINH HẢI QUAN".
2. Mặt sau: Màu vàng nhạt, in hoa văn, ở chính giữa in chìm hình lồng chìa khóa, mỏ neo, cánh én màu trắng.
a) Bên trái từ trên xuống là hình biểu tượng hải quan, chiều cao 15 mm, chiều rộng 15 mm, ảnh của người được cấp chứng minh hải quan cỡ 2 cm x 3 cm, nền trắng, mặc trang phục hải quan xuân - hè, không đội mũ. Dưới ảnh có số chứng minh hải quan là số hiệu của công chức.
b) Bên phải từ trên xuống là chữ in hoa “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” hàng dưới “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, chữ “CHỨNG MINH HẢI QUAN” được in màu đỏ, họ và tên, năm sinh, đơn vị, ngày tháng năm cấp chứng minh; chức danh người cấp chứng minh ký tên và đóng dấu.
Theo đó, chứng minh hải quan của Kiểm tra viên hải quan được quy định như sau:
Chứng minh hải quan hình chữ nhật, dài 86 mm, rộng 54 mm, dày 0,76 mm (+/- 0.05 mm) được làm bằng chất liệu nhựa. Hai mặt của chứng minh hải quan được quy định như sau:
- Mặt trước: Nền màu đỏ, có viền màu vàng xung quanh, phía trên có hàng chữ in hoa màu vàng “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”. Chính giữa có in biểu tượng hải quan, phía dưới là chữ in hoa màu vàng "CHỨNG MINH HẢI QUAN".
- Mặt sau: Màu vàng nhạt, in hoa văn, ở chính giữa in chìm hình lồng chìa khóa, mỏ neo, cánh én màu trắng.
+ Bên trái từ trên xuống là hình biểu tượng hải quan, chiều cao 15 mm, chiều rộng 15 mm, ảnh của người được cấp chứng minh hải quan cỡ 2 cm x 3 cm, nền trắng, mặc trang phục hải quan xuân - hè, không đội mũ. Dưới ảnh có số chứng minh hải quan là số hiệu của công chức.
+ Bên phải từ trên xuống là chữ in hoa “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” hàng dưới “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, chữ “CHỨNG MINH HẢI QUAN” được in màu đỏ, họ và tên, năm sinh, đơn vị, ngày tháng năm cấp chứng minh; chức danh người cấp chứng minh ký tên và đóng dấu.
Mẫu chứng minh hải quan được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Phụ lục về Một số biểu mẫu về cờ truyền thống, cờ hiệu, biểu tượng, hải quan hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, trang phục, chứng minh hải quan và dấu hiệu đặc trưng phương tiện tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan ban hành kèm theo Nghị định 02/2021/NĐ-CP như sau:
Chứng minh hải quan được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 02/2021/NĐ-CP như sau:
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng minh hải quan có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?