Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Hải quan 2014 giải thích một số từ ngữ trong hoạt động hải quan như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
15. Niêm phong hải quan là việc sử dụng các công cụ kỹ thuật hoặc các dấu hiệu để nhận biết và bảo đảm tính nguyên trạng của hàng hóa.
16. Phân loại hàng hóa là việc căn cứ vào đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hóa để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
17. Phương tiện vận tải bao gồm phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
...
Như vậy, phân loại hàng hóa trong hải quan là việc căn cứ vào đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hóa để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa? (Hình từ Internet)
Việc phân loại hàng hóa trong hoạt động hải quan được quy định ra sao?
Căn cứ quy dịnh tại Điều 26 Luật Hải quan 2014, việc phân loại hàng hóa trong hoạt động hải quan được quy định cụ thể như sau:
(1) Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa. Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
(2) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam gồm mã số, tên gọi, mô tả hàng hóa, đơn vị tính và các nội dung giải thích kèm theo.
(3) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa.
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thống nhất trong toàn quốc.
(4) Trên cơ sở Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành do Chính phủ quy định, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mã số hàng hóa thống nhất với mã số thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
(5) Khi tiến hành kiểm tra hải quan, cơ quan hải quan xác định mã số hàng hóa căn cứ hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc kết quả phân tích, giám định hàng hóa.
Trong trường hợp không chấp nhận mã số hàng hóa do người khai hải quan khai, cơ quan hải quan có quyền lấy mẫu hàng hóa với sự chứng kiến của người khai hải quan để phân tích, trưng cầu giám định và quyết định mã số đối với hàng hóa đó; nếu người khai hải quan không đồng ý với kết quả phân loại của cơ quan hải quan thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc thực hiện phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc thực hiện phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:
(1) Bộ Tài chính có trách nhiệm ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
(2) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình khi ban hành các quy định hoặc xem xét giải quyết các vấn đề có liên quan đến phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phải thực hiện theo quy định tại Điều 26 Luật Hải quan và các quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP
(3) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành theo quy định của pháp luật xây dựng Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu; Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép; Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành gửi Bộ Tài chính.
+ Chậm nhất 10 ngày làm việc, Bộ Tài chính thực hiện xác định về mã số hàng hóa phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các hàng hóa này để các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện công bố ban hành.
+ Đối với Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành do các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành đã ban hành trước thời điểm Nghị định 08/2015/NĐ-CP có hiệu lực nhưng chưa có mã số hàng hóa hoặc có mã số hàng hóa nhưng chưa phù hợp thì trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm thống nhất với Bộ Tài chính để có mã số hàng hóa phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam đối với danh mục các hàng hóa này.
(4) Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, tổ chức liên quan để quyết định việc phân loại hàng hóa đối với các trường hợp có sự khác biệt trong việc áp dụng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc có sự khác biệt giữa các Danh mục hàng hóa do các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành trước ngày hiệu lực của Nghị định 08/2015/NĐ-CP với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phân loại hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?
- Đăng ký cư trú cho người chưa thành niên theo Nghị định 154/2024 thế nào? Giấy tờ nào dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?
- Trước ngày 15 12 đối tượng nào phải nộp hồ sơ khai thuế khoán? Khi nào cơ quan thuế phát Tờ khai thuế?
- Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc công ty hợp danh? Công ty hợp danh có được thuê giám đốc không?
- Trước ngày 5 12, đối tượng nào phải báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm? Cần lưu ý điều gì khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động?