Kinh phí xây dựng bổ sung kết nối tuyến đường khác với đường cao tốc đang khai thác do ai chịu trách nhiệm chi trả?
- Kinh phí xây dựng bổ sung kết nối của tuyến đường khác với đường cao tốc đang khai thác do ai chịu trách nhiệm chi trả?
- Các thông tin về tình hình giao thông trên đường cao tốc là thông tin cố định hay thông tin thay đổi trên đường cao tốc?
- Hoạt động bảo trì công trình đường cao tốc có cần phải thông báo đến người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không?
Kinh phí xây dựng bổ sung kết nối của tuyến đường khác với đường cao tốc đang khai thác do ai chịu trách nhiệm chi trả?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 32/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 25/2023/NĐ-CP có quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc như sau:
Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc
1. Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Kết nối đường cao tốc
Việc kết nối đường bộ với đường cao tốc được xem xét, thực hiện trong các giai đoạn đầu tư xây dựng, khai thác đường cao tốc và phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
a) Vị trí, quy mô đầu tư xây dựng mới nút giao kết nối với đường cao tốc tuân thủ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc và các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng hoặc vị trí đã được xác định tại một trong các quy hoạch sau: Quy hoạch mạng lưới đường bộ, Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch vùng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch.
b) Trường hợp cần bổ sung kết nối của tuyến đường khác với đường cao tốc đang khai thác thì vị trí kết nối phải được cập nhật hoặc điều chỉnh tại một trong các quy hoạch theo điểm a khoản này. Việc bổ sung nút giao với đường cao tốc phải được sự chấp thuận của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý tuyến đường cao tốc. Kinh phí xây dựng bổ sung kết nối và các kinh phí khác có liên quan do chủ đầu tư của tuyến đường cần kết nối chịu trách nhiệm.
Như vậy, theo quy định trên thì việc kết nối đường bộ với đường cao tốc được xem xét và thực hiện trong các giai đoạn đầu tư xây dựng, khai thác đường cao tốc.
Và phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
- Vị trí, quy mô đầu tư xây dựng mới nút giao kết nối với đường cao tốc tuân thủ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc và các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng hoặc vị trí đã được xác định tại một trong các quy hoạch sau: Quy hoạch mạng lưới đường bộ, Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch vùng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch.
- Trường hợp cần bổ sung kết nối của tuyến đường khác với đường cao tốc đang khai thác thì vị trí kết nối phải được cập nhật hoặc điều chỉnh tại một trong các quy hoạch theo điểm a khoản này. Việc bổ sung nút giao với đường cao tốc phải được sự chấp thuận của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý tuyến đường cao tốc.
Theo đó, kinh phí xây dựng bổ sung kết nối của tuyến đường khác với đường cao tốc đang khai thác do chủ đầu tư của tuyến đường cần kết nối chịu trách nhiệm chi trả.
Kinh phí xây dựng bổ sung kết nối của tuyến đường khác với đường cao tốc đang khai thác do ai chịu trách nhiệm chi trả? (Hình từ Internet).
Các thông tin về tình hình giao thông trên đường cao tốc là thông tin cố định hay thông tin thay đổi trên đường cao tốc?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 32/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 25/2023/NĐ-CP quy định về thông tin trên đường cao tốc như sau:
Thông tin trên đường cao tốc
1. Thông tin cố định trên đường cao tốc, gồm các thông tin trên các công trình báo hiệu đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 10 và khoản 1 Điều 45 Luật Giao thông đường bộ (trừ thông tin của người chỉ huy điều hành giao thông và thông tin trên đèn tín hiệu nếu có).
2. Thông tin thay đổi gồm:
a) Thông tin điều chỉnh tổ chức giao thông trong một thời gian nhất định phục vụ sửa chữa, bảo trì công trình; thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
b) Các thông tin về tình hình giao thông trên đường cao tốc; thông tin về vị trí, thời gian xảy ra tai nạn, ùn tắc giao thông, sự cố công trình, sự cố cháy, nổ, vị trí sửa chữa, bảo trì công trình;
c) Thông tin thời tiết, sự kiện thiên tai ảnh hưởng đến giao thông;
d) Hiệu lệnh của người chỉ huy, điều khiển giao thông, thông tin trên đèn tín hiệu giao thông (nếu có) và các thông tin khác.
…
Như vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều này thì các thông tin về tình hình giao thông trên đường cao tốc là thông tin thay đổi trên đường cao tốc, bên cạnh còn có các thông tin thay đổi khác như:
- Thông tin điều chỉnh tổ chức giao thông trong một thời gian nhất định phục vụ sửa chữa, bảo trì công trình; thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
- Thông tin về vị trí, thời gian xảy ra tai nạn, ùn tắc giao thông, sự cố công trình, sự cố cháy, nổ, vị trí sửa chữa, bảo trì công trình;
- Thông tin thời tiết, sự kiện thiên tai ảnh hưởng đến giao thông;
- Hiệu lệnh của người chỉ huy, điều khiển giao thông, thông tin trên đèn tín hiệu giao thông (nếu có) và các thông tin khác.
Hoạt động bảo trì công trình đường cao tốc có cần phải thông báo đến người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 32/2014/NĐ-CP, Điều 2 Nghị định 25/2023/NĐ-CP về bảo đảm an toàn giao thông trên đường cao tốc như sau:
Bảo đảm an toàn giao thông trên đường cao tốc
1. Mọi hoạt động quản lý, bảo trì công trình đường cao tốc làm hạn chế điều kiện sử dụng bình thường của đường cao tốc phải được thông báo trên các phương tiện thông tin đến người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
2. Đơn vị khai thác, bảo trì phải bố trí đầy đủ nhân lực, thiết bị để cảnh báo nguy cơ gây mất an toàn giao thông, bảo vệ phạm vi cảnh báo theo quy định hiện hành về an toàn giao thông.
3. (Bãi bỏ).
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường cao tốc trong phạm vi quản lý.
5. Nhà đầu tư, đơn vị khai thác, bảo trì chủ động phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an và các lực lượng chức năng khác tại khu vực trong công tác tổ chức giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc và xử lý, giải quyết tai nạn, sự cố.
Như vậy, theo quy định trên thì mọi hoạt động bảo trì công trình đường cao tốc làm hạn chế điều kiện sử dụng bình thường của đường cao tốc phải được thông báo trên các phương tiện thông tin đến người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đường cao tốc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Dự án đầu tư xây dựng mới cảng hàng không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nào?
- Lịch tháng 1 năm 2025 Âm và Dương chi tiết như thế nào? Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày bao nhiêu tháng 1/2025?
- Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện bắt buộc để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam đúng không?
- Kỷ luật trong Đảng là gì? Đảng viên bị bệnh gì được hoãn xử lý kỷ luật? 12 Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng?