Ký hiệu và phân lớp các yếu tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được sử dụng để nhằm mục đích gì?
Ký hiệu và phân lớp các yếu tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được sử dụng để làm gì?
Mục đích của ký hiệu và phân lớp các yếu tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 08/2024/TT-BTNMT như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Ký hiệu và phân lớp các yếu tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được áp dụng thống nhất để lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, vùng kinh tế - xã hội và cả nước.
...
Theo đó, ký hiệu và phân lớp các yếu tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được sử dụng nhằm áp dụng thống nhất để lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, vùng kinh tế - xã hội và cả nước.
Lưu ý:
- Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm có 3 loại:
+ Ký hiệu vẽ theo tỷ lệ: vẽ đúng theo hình dạng, kích thước của địa vật tính theo tỷ lệ bản đồ;
+ Ký hiệu vẽ nửa theo tỷ lệ: ký hiệu có một chiều tỷ lệ với kích thước thực của địa vật, chiều kia biểu thị quy ước không theo tỷ lệ bản đồ;
+ Ký hiệu không theo tỷ lệ là ký hiệu vẽ quy ước, không theo đúng tỷ lệ, kích thước của địa vật; các ký hiệu này dùng trong trường hợp địa vật không vẽ được theo tỷ lệ bản đồ và một số trường hợp địa vật vẽ được theo tỷ lệ nhưng cần sử dụng thêm ký hiệu quy ước đặt vào vị trí quy định để tăng thêm khả năng đọc, khả năng định hướng của bản đồ.
- Mỗi ký hiệu có tên gọi, mẫu trình bày và giải thích nguyên tắc thể hiện.
- Kích thước và ghi chú lực nét bên cạnh ký hiệu tính bằng mi li mét (mm), nếu ký hiệu không có ghi chú lực nét bên cạnh thì qui ước lực nét là 0,15 mm. Ký hiệu nửa theo tỷ lệ chỉ ghi kích thước qui định cho phần không theo tỷ lệ, phần còn lại vẽ theo tỷ lệ bản đồ thành lập.
- Trong phần giải thích ký hiệu chỉ giải thích những ký hiệu chưa được phổ biến rộng rãi hoặc ký hiệu dễ gây hiểu nhầm lẫn và giải thích một số quy định, chỉ dẫn biểu thị.
>> Tải về Xem chi tiết quy định chung về ký hiệu và phân lớp các yếu tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Ký hiệu và phân lớp các yếu tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được sử dụng để nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Tâm của ký hiệu đồ hiện trạng sử dụng đất xác định như thế nào?
Tâm của ký hiệu đồ hiện trạng sử dụng đất được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 08/2024/TT-BTNMT như sau:
...
6. Tâm của ký hiệu xác định như sau:
a) Tâm của ký hiệu không theo tỷ lệ được bố trí trùng với tâm của đối tượng bản đồ;
b) Ký hiệu có dạng hình học như hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật... thì tâm của ký hiệu là tâm của hình hình học;
c) Ký hiệu tượng hình có chân là vòng tròn như ký hiệu thể hiện nhà thờ,...thì tâm của ký hiệu là tâm của vòng tròn đó;
d) Ký hiệu tượng hình có chân dạng đường đáy như ký hiệu thể hiện đình, chùa,...thì tâm của ký hiệu là điểm giữa của đường đáy.
...
Theo đó, tâm của ký hiệu đồ hiện trạng sử dụng đất xác định như sau:
- Tâm của ký hiệu không theo tỷ lệ được bố trí trùng với tâm của đối tượng bản đồ;
- Ký hiệu có dạng hình học như hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật... thì tâm của ký hiệu là tâm của hình hình học;
- Ký hiệu tượng hình có chân là vòng tròn như ký hiệu thể hiện nhà thờ,...thì tâm của ký hiệu là tâm của vòng tròn đó;
- Ký hiệu tượng hình có chân dạng đường đáy như ký hiệu thể hiện đình, chùa,...thì tâm của ký hiệu là điểm giữa của đường đáy.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm những nội dung nào?
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm những nội dung được quy định tại Điều 17 Thông tư 08/2024/TT-BTNMT như sau:
(1) Nhóm lớp cơ sở toán học và các nội dung liên quan bao gồm:
- Lưới kilômét, lưới kinh vĩ tuyến, tỷ lệ bản đồ, khung bản đồ, chú dẫn, biểu đồ cơ cấu sử dụng đất, trình bày ngoài khung;
- Các nội dung khác có liên quan.
(2) Nhóm lớp hiện trạng sử dụng đất bao gồm: ranh giới các khoanh đất tổng hợp và ký hiệu loại đất.
(3) Các nhóm lớp thuộc dữ liệu nền địa lý gồm:
- Nhóm lớp biên giới, địa giới gồm đường biên giới quốc gia và đường địa giới đơn vị hành chính các cấp (thể hiện đến đường địa giới đơn vị hành chính cấp xã)
Khi đường địa giới đơn vị hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới đơn vị hành chính cấp cao nhất;
- Nhóm lớp địa hình gồm các đối tượng để thể hiện đặc trưng cơ bản về địa hình của khu vực cần lập bản đồ như:
+ Đường bình độ (khu vực núi cao có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái), điểm độ cao, điểm độ sâu, ghi chú độ cao, độ sâu;
+ Đường mô tả đặc trưng địa hình và các dạng địa hình đặc biệt;
- Nhóm lớp thủy hệ và các đối tượng có liên quan gồm: biển, hồ, ao, đầm, phá, thùng đào, sông, ngòi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thủy văn khác.
Mức độ thể hiện các đối tượng của nhóm lớp này trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tổng quát hóa theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Nhóm lớp giao thông và các đối tượng có liên quan: thể hiện từ đường liên huyện trở lên, đối với khu vực miền núi phải thể hiện cả đường liên xã.
- Nhóm lớp đối tượng kinh tế, xã hội thể hiện tên các địa danh, trụ sở cơ quan chính quyền các cấp; tên công trình hạ tầng và các công trình quan trọng khác.
Mức độ thể hiện các đối tượng của nhóm lớp này trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tổng quát hóa theo tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
(4) Các ghi chú, thuyết minh.
(5) Hình thức thể hiện nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp.
Phạm Thị Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bản đồ hiện trạng sử dụng đất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?