Kỳ phiếu là gì theo quy định pháp luật? Tổ chức tín dụng phát hành kỳ phiếu cần lưu ý những nguyên tắc nào?
Kỳ phiếu là gì theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-NHNN có quy định giải thích về kỳ phiếu như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Đồng thời, tại Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định về phạm vi áp dụng như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi; phát hành, chào bán trái phiếu (sau đây gọi là phát hành trái phiếu) trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để huy động vốn trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó, kỳ phiếu là một loại giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành để huy động vốn trên lãnh thổ Việt Nam.
Đồng thời cũng là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Kỳ phiếu là gì theo quy định pháp luật? Tổ chức tín dụng phát hành kỳ phiếu cần lưu ý những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet).
Tổ chức tín dụng phát hành kỳ phiếu cần lưu ý những nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định về nguyên tắc phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi cụ thể như sau:
Nguyên tắc phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động tổ chức các đợt phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi theo quy định tại Thông tư này khi tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi trực tiếp cho người mua tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc chứng nhận quyền sở hữu kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi phải bao gồm các nội dung sau:
a) Tên tổ chức phát hành;
b) Tên gọi kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi;
c) Ký hiệu, số sê-ri phát hành;
d) Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;
đ) Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;
e) Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi;
g) Họ tên, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ của người mua (nếu người mua là cá nhân); tên tổ chức mua, số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp), địa chỉ của tổ chức mua (nếu người mua là tổ chức);
h) Đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành, ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức;
i) Các nội dung khác của kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định.
Như vậy, theo quy định nêu trên, khi các tổ chức tín dụng phát hành kỳ phiếu cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định pháp luật;
- Thực hiện phát hành kỳ phiếu trực tiếp cho người mua tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.
- Đối với kỳ phiếu phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc chứng nhận quyền sở hữu kỳ phiếu phải bao gồm các nội dung theo quy định pháp luật.
Tổ chức tín dụng có được mua kỳ phiếu có thời hạn từ 12 tháng trở lên hay không?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-NHNN được bổ sung bởi điểm a, b khoản 2 Điều 6 Thông tư 12/2021/TT-NHNN quy định về đối tượng mua giấy tờ có giá như sau:
Đối tượng mua giấy tờ có giá
1. Đối tượng mua giấy tờ có giá là các tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này.
2. Đối tượng mua giấy tờ có giá do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành là tổ chức Việt Nam và tổ chức nước ngoài.
3. Đối tượng mua trái phiếu phải phù hợp với Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan.
4. Đối với giấy tờ có giá là kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng.
Như vậy, đối tượng mua kỳ phiếu bao gồm:
- Tổ chức Việt Nam và nước ngoài (bao gồm cả tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài);
- Cá nhân Việt Nam và nước ngoài.
Tuy nhiên các đối tượng thuộc trường hợp sau sẽ không được mua chứng chỉ tiền gửi là:
- Đối tượng mua chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành là tổ chức Việt Nam và tổ chức nước ngoài;
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua chứng chỉ tiền gửi có thời hạn từ 12 tháng trở lên.
Như vậy, đối với giấy tờ có giá là kỳ phiếu thì tổ chức tín dụng sẽ không được mua kỳ phiếu có thời hạn từ 12 tháng trở lên.
Phạm Thị Thục Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kỳ phiếu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc đăng ký và phê duyệt lịch công tác của Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước và các đơn vị trực thuộc bằng phần mềm Họp không giấy thế nào?
- Các trường hợp thay đổi nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Thông tư 55/2024 như thế nào?
- Phương pháp tính hao mòn của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
- Khu vực nào phải xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn?