Ký quỹ chuyển giao hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là gì? Mức ký quỹ yêu cầu có dựa trên ký quỹ chuyển giao này không?

Tôi có câu hỏi là ký quỹ chuyển giao hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là gì? Mức ký quỹ yêu cầu có dựa trên ký quỹ chuyển giao này không? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Thái Bình.

Ký quỹ chuyển giao hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là gì?

Căn cứ tại khoản 15 Điều 2 Thông tư 58/2021/TT-BTC có giải thích ký quỹ chuyển giao hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là giá trị ký quỹ nhà đầu tư tham gia thanh toán thực hiện hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ phải nộp để bù đắp mức lỗ tiềm tàng có thể xảy ra trong trường hợp nhà đầu tư không có đủ tiền để thanh toán hoặc trái phiếu Chính phủ để chuyển giao.

Ký quỹ chuyển giao hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ

Ký quỹ chuyển giao hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là gì? Mức ký quỹ yêu cầu có dựa trên ký quỹ chuyển giao này không? (Hình từ Internet)

Mức ký quỹ yêu cầu có dựa trên ký quỹ chuyển giao hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ không?

Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 58/2021/TT-BTC có quy định như sau:

Ký quỹ của thành viên bù trừ
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định mức ký quỹ yêu cầu mà thành viên bù trừ phải nộp cho các vị thế đứng tên thành viên bù trừ vẫn còn đang lưu hành sau khi kết thúc giờ giao dịch.
2. Mức ký quỹ yêu cầu được xác định dựa trên các loại ký quỹ rủi ro, ký quỹ song hành Hợp đồng tương lai, ký quỹ chuyển giao Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ, ký quỹ tối thiểu và các yếu tố khác mà Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xét thấy là cần thiết.
3. Thành viên bù trừ phải nộp bổ sung tài sản ký quỹ trong trường hợp giá trị tài sản ký quỹ không đáp ứng được mức ký quỹ yêu cầu do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định. Thành viên bù trừ được rút bớt tài sản ký quỹ nếu giá trị tài sản ký quỹ vượt mức ký quỹ yêu cầu theo quy định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
4. Thành viên bù trừ có thể nộp ký quỹ bằng tiền hoặc chứng khoán nhưng phải đảm bảo tỷ lệ tiền ký quỹ không thấp hơn 80% mức ký quỹ yêu cầu, trừ trường hợp nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ thực hiện hợp đồng dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở thực hiện ký quỹ bằng trái phiếu Chính phủ có thể chuyển giao.
5. Trong ngày giao dịch, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam định kỳ tiến hành giám sát giá trị tài sản ký quỹ của thành viên bù trừ. Trường hợp thành viên bù trừ không đảm bảo giá trị tài sản ký quỹ theo yêu cầu, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền cảnh báo thành viên bù trừ và áp dụng một trong các biện pháp xử lý sau:
a) Đề nghị Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đình chỉ giao dịch đối với các tài khoản giao dịch liên quan, trừ các giao dịch đối ứng để giảm vị thế;
b) Yêu cầu thành viên bù trừ (đối với tài khoản tự doanh) hoặc thông qua thành viên bù trừ yêu cầu nhà đầu tư (đối với tài khoản của nhà đầu tư) bổ sung tài sản ký quỹ, thực hiện giao dịch đối ứng để giảm vị thế.
6. Việc mở tài khoản ký quỹ, xác định loại ký quỹ, điều chỉnh mức ký quỹ, phương pháp xác định mức ký quỹ và các tham số của phương pháp này, loại tài sản được chấp nhận ký quỹ, cách thức và thời gian, thủ tục nộp hoặc rút ký quỹ, việc thực hiện các quyền liên quan tới chứng khoán ký quỹ và các nội dung liên quan khác thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

Như vậy, theo quy định trên thì mức ký quỹ yêu cầu được xác định dựa trên các loại ký quỹ trong đó có ký quỹ chuyển giao hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ mà Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xét thấy là cần thiết.

Tài khoản chứng khoán ký quỹ của nhà đầu tư được sử dụng cho các hoạt động nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 58/2021/TT-BTC có quy định như sau:

Tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư
1. Thành viên bù trừ mở tài khoản tiền gửi ký quỹ cho nhà đầu tư đứng tên thành viên bù trừ và có trách nhiệm quản lý tách biệt tiền gửi ký quỹ tới từng nhà đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 34 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP. Thành viên bù trừ được sử dụng tài khoản tiền gửi ký quỹ của nhà đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Thành viên bù trừ mở cho mỗi nhà đầu tư 01 tài khoản chứng khoán ký quỹ để quản lý vị thế, nghĩa vụ ký quỹ, tài sản ký quỹ bù trừ, tài sản có thể chuyển giao và thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho vị thế trên tài khoản giao dịch của nhà đầu tư. Thành viên không bù trừ, khách hàng môi giới của thành viên không bù trừ mở tài khoản chứng khoán ký quỹ tại một thành viên bù trừ chung.
2. Tài khoản tiền gửi ký quỹ và tài khoản chứng khoán ký quỹ của nhà đầu tư chỉ được sử dụng cho các hoạt động sau:
a) Nhận và hoàn trả tài sản ký quỹ cho nhà đầu tư;
b) Nhận lãi hoặc thanh toán lỗ hàng ngày từ vị thế của nhà đầu tư; thanh toán khi thực hiện hợp đồng; nhận lãi tiền gửi ký quỹ tại ngân hàng (nếu có);
c) Nhận hoặc chuyển giao tài sản cơ sở, tài sản có thể chuyển giao khi thực hiện hợp đồng (trường hợp thanh toán dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở) đối với vị thế của nhà đầu tư.

Như vậy, theo quy định trên thì tài khoản chứng khoán ký quỹ của nhà đầu tư được sử dụng cho các hoạt động sau:

- Nhận và hoàn trả tài sản ký quỹ cho nhà đầu tư;

- Nhận lãi hoặc thanh toán lỗ hàng ngày từ vị thế của nhà đầu tư; thanh toán khi thực hiện hợp đồng; nhận lãi tiền gửi ký quỹ tại ngân hàng (nếu có);

- Nhận hoặc chuyển giao tài sản cơ sở, tài sản có thể chuyển giao khi thực hiện hợp đồng (trường hợp thanh toán dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở) đối với vị thế của nhà đầu tư.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trái phiếu Chính phủ

Bùi Thị Thanh Sương

Trái phiếu Chính phủ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trái phiếu Chính phủ có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trái phiếu Chính phủ
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ là gì? Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ có những hình thức nào?
Pháp luật
Giao dịch trái phiếu Chính phủ được thực hiện thông qua những loại hình nào? Báo cáo thống kê giao dịch trái phiếu Chính phủ sử dụng mẫu nào?
Pháp luật
Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ được hạch toán thông qua loại tài khoản kế toán nào?
Pháp luật
Phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 tại thị trường trong nước bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Phương thức xác định kết quả đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 theo quy định tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP?
Pháp luật
Đối tượng nào được tham gia đấu thầu trái phiếu Chính phủ? Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ được thực hiện theo hình thức gì?
Pháp luật
Đối tượng được mua trái phiếu Chính phủ phát hành qua hệ thống Kho bạc Nhà nước có bao gồm người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không?
Pháp luật
Để trở thành đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện nào?
Pháp luật
Có mấy loại hình giao dịch trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán? Ngân hàng thương mại có thể làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ?
Pháp luật
Trái phiếu Chính phủ có thể được phát hành ra thị trường quốc tế không? Nếu có thì đồng tiền phát hành được quy định ra sao?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào