Ký quỹ song hành hợp đồng tương lai là gì? Mức ký quỹ yêu cầu có dựa trên ký quỹ song hành Hợp đồng tương lai không?
Ký quỹ song hành hợp đồng tương lai là gì?
Căn cứ tại khoản 14 Điều 2 Thông tư 58/2021/TT-BTC có giải thích“ký quỹ song hành hợp đồng tương lai” là giá trị ký quỹ nhà đầu tư, thành viên bù trừ nắm giữ hợp đồng tương lai phải nộp để bù đắp mức lỗ tiềm tàng tăng thêm so với giá trị ký quỹ rủi ro do sự khác biệt về biến động giá của tài sản cơ sở và biến động giá của hợp đồng tương lai.
Ký quỹ song hành hợp đồng tương lai là gì? Mức ký quỹ yêu cầu có dựa trên ký quỹ song hành Hợp đồng tương lai không? (Hình từ Internet)
Mức ký quỹ yêu cầu có dựa trên ký quỹ song hành Hợp đồng tương lai không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 58/2021/TT-BTC có quy định như sau:
Ký quỹ của thành viên bù trừ
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định mức ký quỹ yêu cầu mà thành viên bù trừ phải nộp cho các vị thế đứng tên thành viên bù trừ vẫn còn đang lưu hành sau khi kết thúc giờ giao dịch.
2. Mức ký quỹ yêu cầu được xác định dựa trên các loại ký quỹ rủi ro, ký quỹ song hành Hợp đồng tương lai, ký quỹ chuyển giao Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ, ký quỹ tối thiểu và các yếu tố khác mà Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xét thấy là cần thiết.
3. Thành viên bù trừ phải nộp bổ sung tài sản ký quỹ trong trường hợp giá trị tài sản ký quỹ không đáp ứng được mức ký quỹ yêu cầu do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định. Thành viên bù trừ được rút bớt tài sản ký quỹ nếu giá trị tài sản ký quỹ vượt mức ký quỹ yêu cầu theo quy định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
4. Thành viên bù trừ có thể nộp ký quỹ bằng tiền hoặc chứng khoán nhưng phải đảm bảo tỷ lệ tiền ký quỹ không thấp hơn 80% mức ký quỹ yêu cầu, trừ trường hợp nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ thực hiện hợp đồng dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở thực hiện ký quỹ bằng trái phiếu Chính phủ có thể chuyển giao.
5. Trong ngày giao dịch, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam định kỳ tiến hành giám sát giá trị tài sản ký quỹ của thành viên bù trừ. Trường hợp thành viên bù trừ không đảm bảo giá trị tài sản ký quỹ theo yêu cầu, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền cảnh báo thành viên bù trừ và áp dụng một trong các biện pháp xử lý sau:
a) Đề nghị Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đình chỉ giao dịch đối với các tài khoản giao dịch liên quan, trừ các giao dịch đối ứng để giảm vị thế;
b) Yêu cầu thành viên bù trừ (đối với tài khoản tự doanh) hoặc thông qua thành viên bù trừ yêu cầu nhà đầu tư (đối với tài khoản của nhà đầu tư) bổ sung tài sản ký quỹ, thực hiện giao dịch đối ứng để giảm vị thế.
Như vậy, theo quy định trên thì mức ký quỹ yêu cầu được xác định dựa trên các loại ký quỹ trong đó có ký quỹ song hành Hợp đồng tương lai mà Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xét thấy là cần thiết.
Tài khoản chứng khoán ký quỹ thành viên được sử dụng cho các hoạt động nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 58/2021/TT-BTC có quy định như sau:
Tài khoản ký quỹ thành viên bù trừ
…
2. Tài khoản tiền gửi thành viên tại ngân hàng thanh toán mở cho mỗi thành viên bù trừ bao gồm:
a) Tài khoản tiền gửi ký quỹ tự doanh để quản lý tiền ký quỹ cho giao dịch tự doanh, tạo lập thị trường của chính thành viên bù trừ đó;
b) Tài khoản tiền gửi ký quỹ khách hàng để quản lý tiền ký quỹ của toàn bộ khách hàng của thành viên bù trừ đó;
c) Tài khoản tiền gửi thanh toán để thanh toán lãi lỗ vị thế hàng ngày, thanh toán khi thực hiện hợp đồng đứng tên thành viên bù trừ và các hoạt động thanh toán khác của thành viên bù trừ.
3. Tài khoản tiền gửi thành viên và tài khoản chứng khoán ký quỹ thành viên chỉ được sử dụng cho các hoạt động sau:
a) Nhận và hoàn trả tài sản ký quỹ cho thành viên bù trừ. Tài sản ký quỹ trên tài khoản này bao gồm cả tài sản của khách hàng được thành viên bù trừ sử dụng để ký quỹ cho vị thế của chính khách hàng đó;
b) Nhận lãi hoặc thanh toán lỗ hàng ngày cho các vị thế đứng tên thành viên bù trừ; thanh toán và tiếp nhận thanh toán khi thực hiện hợp đồng; nhận lãi tiền gửi ký quỹ tại ngân hàng;
c) Nhận, chuyển giao chứng khoán cơ sở khi thực hiện hợp đồng (trong trường hợp thanh toán dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở) đối với vị thế đứng tên thành viên bù trừ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tài khoản chứng khoán ký quỹ thành viên được sử dụng cho các hoạt động sau:
- Nhận và hoàn trả tài sản ký quỹ cho thành viên bù trừ. Tài sản ký quỹ trên tài khoản này bao gồm cả tài sản của khách hàng được thành viên bù trừ sử dụng để ký quỹ cho vị thế của chính khách hàng đó;
- Nhận lãi hoặc thanh toán lỗ hàng ngày cho các vị thế đứng tên thành viên bù trừ; thanh toán và tiếp nhận thanh toán khi thực hiện hợp đồng; nhận lãi tiền gửi ký quỹ tại ngân hàng;
- Nhận, chuyển giao chứng khoán cơ sở khi thực hiện hợp đồng (trong trường hợp thanh toán dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở) đối với vị thế đứng tên thành viên bù trừ.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng tương lai có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành lý sẽ được thanh lý trong trường hợp nào? Thủ tục thanh lý hành lý được thực hiện như thế nào?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú với đảng viên là cán bộ công chức viên chức đi học tập trung 12 tháng trong năm?
- Anh em họ hàng chung sống với nhau như vợ chồng bị phạt bao nhiêu? Giải quyết hậu quả việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên của Bí thư đảng đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Nội dung kiểm điểm của Bí thư đảng đoàn?
- Kỳ kế toán năm đầu tiên ngắn hơn 90 ngày thì có được cộng qua năm sau để tính thành một kỳ kế toán năm không?