Lãi suất cho vay vốn ưu đãi cải tạo sửa chữa nhà để ở do ai quyết định và mức cho vay vốn là bao nhiêu?
Lãi suất cho vay vốn ưu đãi cải tạo sửa chữa nhà để ở do ai quyết định?
Lãi suất cho vay vốn ưu đãi cải tạo sửa chữa nhà để ở quy định ở Mục 6 Hướng dẫn 8586/NHCS-TDSV năm 2021 cụ thể:
Lãi suất cho vay
6.1. Lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản trị NHCSXH cho từng thời kỳ;
6.2. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ.
Theo đó, lãi suất cho vay vốn ưu đãi cải tạo sửa chữa nhà để ở do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản trị NHCSXH cho từng thời kỳ;
Ngoài ra, lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ.
Vay vốn ưu đãi cải tạo sửa chữa nhà để ở (Hình từ Internet)
Muốn vay vốn ưu đãi cải tạo sửa chữa nhà để ở phải đáp ứng các điều kiện gì?
Điều kiện được vay vốn ưu đãi cải tạo sửa chữa nhà để ở quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Hướng dẫn 8586/NHCS-TDSV năm 2021 như sau:
Điều kiện được vay vốn
...
4.2 Đối với vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở
a) Các đối tượng quy định tại Điểm 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 Khoản 2 văn bản này phải thuộc diện không phải đóng thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ theo từng thời kỳ;
b) Phải thực hiện gửi tiền tiết kiệm hàng tháng tại NHCSXH với thời gian gửi tối thiểu 12 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng tín dụng với NHCSXH, mức gửi hàng tháng tối thiểu bằng mức trả nợ gốc bình quân tháng của người vay vốn;
c) Có đủ hồ sơ chứng minh về đối tượng, điều kiện thực trạng nhà ở, điều kiện cư trú và điều kiện thu nhập để được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định;
d) Có nguồn thu nhập và khả năng trả nợ theo cam kết với NHCSXH;
đ) Có Giấy đề nghị vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở xã hội tại các tổ chức tín dụng;
e) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa phương cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai;
f) Có phương án tính toán giá thành, có giấy phép xây dựng đối với trường hợp yêu cầu phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định của pháp luật thì được xem xét cho vay vốn phù hợp với thời hạn được tồn tại của công trình;
g) Có vốn tự có tối thiểu bằng 30% phương án tính toán giá thành của người vay;
h) Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng giá trị quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở hoặc tài sản khác theo quy định của pháp luật và quy định của NHCSXH.
Như vậy, muốn vay vốn ưu đãi cải tạo sửa chữa nhà để ở phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Các đối tượng quy định tại Điểm 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 khoản 2 văn bản này gồm:
+ Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
+ Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Các đối tượng quy định nêu trên phải thuộc diện không phải đóng thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ theo từng thời kỳ;
- Phải thực hiện gửi tiền tiết kiệm hàng tháng tại NHCSXH với thời gian gửi tối thiểu 12 tháng kể từ ngày ký Hợp đồng tín dụng với NHCSXH, mức gửi hàng tháng tối thiểu bằng mức trả nợ gốc bình quân tháng của người vay vốn;
- Có đủ hồ sơ chứng minh về đối tượng, điều kiện thực trạng nhà ở, điều kiện cư trú và điều kiện thu nhập để được hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định;
- Có nguồn thu nhập và khả năng trả nợ theo cam kết với NHCSXH;
- Có Giấy đề nghị vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở xã hội tại các tổ chức tín dụng;
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa phương cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Có phương án tính toán giá thành, có giấy phép xây dựng đối với trường hợp yêu cầu phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định của pháp luật thì được xem xét cho vay vốn phù hợp với thời hạn được tồn tại của công trình;
- Có vốn tự có tối thiểu bằng 30% phương án tính toán giá thành của người vay;
- Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng giá trị quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở hoặc tài sản khác theo quy định của pháp luật và quy định của NHCSXH.
Mức cho vay vốn ưu đãi cải tạo sửa chữa nhà để ở là bao nhiêu?
Mức cho vay vốn ưu đãi cải tạo sửa chữa nhà để ở quy định tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Hướng dẫn 8586/NHCS-TDSV năm 2021 cụ thể:
Mức cho vay
5.1. Đối với vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, mức cho vay tối đa bằng 80% giá trị Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội;
5.2. Đối với vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở, mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay, tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay;
5.3. Mức cho vay cụ thể do NHCSXH nơi cho vay xem xét căn cứ vào nguồn vốn, khả năng trả nợ, phương án tính toán giá thành và phương án vay của người vay để thống nhất xác định mức cho vay phù hợp.
Theo đó, đối với vay vốn ưu đãi cải tạo sửa chữa nhà để ở mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay, tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay;
Ngoài ra, mức cho vay cụ thể do NHCSXH nơi cho vay xem xét căn cứ vào nguồn vốn, khả năng trả nợ, phương án tính toán giá thành và phương án vay của người vay để thống nhất xác định mức cho vay phù hợp.
* Lưu ý: NHCSXH: Ngân hàng chính sách xã hội.
>> Tải Mẫu Hợp đồng tín dụng cho vay vốn ưu đãi cải tạo sửa chữa nhà để ở mới nhất tại đây.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vay vốn ưu đãi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?