Lao động nữ được nghỉ đi khám thai tối đa bao nhiêu ngày? Khám thai vào ngày nghỉ có được tính hưởng bảo hiểm không?
Lao động nữ được nghỉ đi khám thai mỗi tháng bao nhiêu lần?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian hưởng chế độ khi khám thai như sau:
- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
- Đồng thời, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thực tế, người lao động có thể tự phân bố thời gian nghỉ đi khám thai theo khuyến nghị của bác sĩ để tận dụng tối đa quyền lợi mà vẫn có thể nắm được tình hình của thai nhi trong các giai đoạn phát triển quan trọng.
- Khi cần thiết, lao động nữ có thể nghỉ làm đi khám thai nhiều lần trong tháng và lưu ý cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ giải quyết quyền lợi cho tối đa 05 giấy nghỉ khám thai, những lần khám thai sau đó sẽ không được tính hưởng chế độ thai sản.
Khám thai vào ngày nghỉ có được tính hưởng bảo hiểm xã hội? Xin giấy nghỉ đi khám thai hưởng BHXH 2023 ở đâu ?
- Căn cứ khoản 2 Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính theo ngày làm việc mà không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
+ Vì vậy, người lao động đi khám thai vào ngày nghỉ sẽ không được tính hưởng bảo hiểm xã hội.
- Theo khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, việc cấp giấy nghỉ đi khám thai hưởng BHXH cho người lao động phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Do cơ sở khám, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp và được người hành nghề làm việc tại cơ sở đó được ký vào giấy chứng nhận.
+ Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đã được phê duyệt của cơ sở khám, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận.
+ Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
- Như vậy, người lao động nữ muốn hưởng chế độ khám thai thì phải đến khám thai và xin cấp cấp giấy nghỉ đi khám thai hưởng BHXH tại các cơ sở khám, chữa bệnh được cấp phép hoạt động và có thẩm quyền cấp loại giấy này.
Tra cứu các cơ sở khám chữa, chữa bệnh có thẩm quyền cấp giấy nghỉ đi khám thai hưởng BHXH, tham khảo trực tiếp tại link chính thống sau: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/KCB-cap-giay-nghi-viec-huong-bhxh.aspx#
Lao động nữ được nghỉ đi khám thai tối đa bao nhiêu ngày? Khám thai vào ngày nghỉ có được tính hưởng bảo hiểm không? (Hình internet)
Nghỉ việc đi khám thai được lãnh bao nhiêu tiền? Hồ sơ hưởng chế độ nghỉ việc đi khám thai cần những giấy tờ gì?
*Mức tiền được lãnh khi nghỉ việc đi khám thai
- Trường hợp này, người lao động sẽ không được nhận lương từ người sử dụng lao động mà được nhận tiền chế độ thai sản do cơ quan BHXH chi trả.
- Mức hưởng một ngày bằng mức hưởng chế độ thai sản một tháng chia cho 24 ngày (điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Cụ thể:
Mức hưởng = (Mbq6t / 24 ngày) x 100% x Số ngày nghỉ |
Trong đó:
- Mbq6t : Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
- Mặt khác, với trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức tiền lương bình quân được tính trên số tháng đã đóng.
*Hồ sơ hưởng chế độ khi nghỉ việc đi khám thai
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 về hồ sơ hưởng chế độ thai sản:
*Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
Với chế độ thai sản của người đang đóng BHXH: Hồ sơ gồm Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập và hồ sơ nêu dưới đây:
Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
...
2.2. Đối với chế độ thai sản của người đang đóng BHXH: Hồ sơ gồm Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập và hồ sơ nêu dưới đây:
2.2.1. Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai:
a) Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện của người lao động; trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện.
b) Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Theo quy định trên, để giải quyết hưởng chế độ thai sản khi khám thai thì lao động nữ phải nộp hồ sơ gồm danh sách 01B-HSB và các giấy tờ sau:
+ Khi điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện của người lao động; trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện.
+ Khi điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Châu Thị Nhựt Nam
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chế độ thai sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?