Lập hồ sơ chứng nhận tâm thần giả cho bệnh nhân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định?
Người mắc bệnh tâm thần được Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự khi nào?
Căn cứ Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mất năng lực hành vi dân sự như sau:
Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Quy định trên có nêu: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Như vậy, người mắc bệnh tâm thần được Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự khi có đủ các điều kiện sau:
- Không thể nhận thức, làm chủ được hành vi;
- Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan;
- Có kết luận giám định pháp y tâm thần.
Người mắc bệnh tâm thần được Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự khi nào? (Hình từ Internet)
Lập hồ sơ chứng nhận tâm thần giả cho bệnh nhân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định?
Trường hợp bác sĩ lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập hồ sơ chứng nhận tâm thần giả cho bệnh nhân có thể được xem là phạm tội giả mạo trong công tác.
Căn cứ Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm t khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, điểm h khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội giả mạo trong công tác như sau:
Tội giả mạo trong công tác
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
b) Làm, cấp giấy tờ giả;
c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 06 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;
b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng 11 giấy tờ giả trở lên;
b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Đối chiếu với quy định trên, trường hợp bác sĩ có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập hồ sơ chứng nhận tâm thần giả cho bệnh nhân thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức sau đây:
(1) Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
(2) Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có tổ chức;
- Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
- Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.
(3) Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 06 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;
- Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
(4) Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng 11 giấy tờ giả trở lên;
- Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài ra thì người lập hồ sơ chứng nhận tâm thần giả cho bệnh nhân còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lập hồ sơ chứng nhận tâm thần giả cho bệnh nhân có bị tăng nặng trách nhiệm hình sự?
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lập hồ sơ chứng nhận tâm thần giả cho bệnh nhân được quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
...
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Theo quy định trên thì việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, quy định này cũng có nêu: các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Điều này có nghĩa là tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” chỉ được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi nó không phải là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt.
Như vậy, đối với trường hợp bác sĩ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lập hồ sơ chứng nhận tâm thần giả cho bệnh nhân thì tình tiết "lợi dụng chức vụ, quyền hạn" đã là tình tiết định tội/định khung hình phạt do đó khi quyết định hình phạt không được coi là tình tiết để tăng nặng hình phạt đối với người phạm tội nữa.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bệnh tâm thần có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?
- Cá nhân cải tạo nhà ở có phải kết hợp với việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa không?
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?