Lễ Sen Dolta là gì? Lễ Sen Dolta diễn ra vào ngày nào? Lễ Sen Dolta có ý nghĩa gì? Lễ Sen Dolta có phải là ngày lễ lớn không?
Lễ Sen Dolta là gì? Lễ Sen Dolta diễn ra vào ngày nào? Lễ Sen Dolta có ý nghĩa gì?
Lễ Sen Dolta là gì?
Lễ Sene Dolta còn gọi là lễ Sen Dolta, phiên âm là Sen Đôn-ta là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Khmer, còn được gọi là lễ cúng ông bà (Píth-sên đôn-ta). Lễ Sene Dolta là một lễ hội truyền thống quan trọng của người Khmer ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.Lễ Sene Dolta không chỉ quan trọng đối với người Khmer mà còn là một phần của di sản văn hóa đa dạng của Việt Nam.
Lễ Sen Dolta diễn ra vào ngày nào?
- Lễ Sen Dolta được tổ chức trong suốt ba ngày, hàng năm, từ ngày 29 tháng tám đến mùng 1 tháng 9 âm lịch
- Lễ Sene Dolta năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 01 đến 03/10/2024
Lễ Sen Dolta có ý nghĩa gì?
Theo tiếng Khmer, từ “Sene” có nghĩa là cúng, “Dol” có nghĩa là bà, “ta” có nghĩa là ông. Lễ Sen Dolta là một lễ hội truyền thống quan trọng của người Khmer ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lễ Sen Dolta có một số ý nghĩa sau:
- Tưởng nhớ tổ tiên, đây là dịp để người Khmer tưởng nhớ, tri ân và cúng bái tổ tiên, ông bà đã khuất.
- Lễ Sen Dolta là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, đoàn tụ gắn kết tình cảm.
- Người dân cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa và mùa màng tốt tươi trong năm tới, cầu mong mùa màng bội thu
- Bảo tồn văn hóa, Lễ Sen Dolta hội góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Khmer.
- Người dân cầu mong bình an, may mắn và hạnh phúc cho bản thân và gia đình.
- Đây cũng là dịp để tạ ơn các vị thần linh đã phù hộ cho cộng đồng.
*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Lễ Sen Dolta là gì? Lễ Sen Dolta diễn ra vào ngày nào? Lễ Sen Dolta có ý nghĩa gì? Lễ Sen Dolta có phải là ngày lễ lớn không? (hình từ internet)
Lễ Sen Dolta có phải là ngày lễ lớn không?
Theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, theo quy định thì Lễ Sen Dolta không phải là ngày lễ lớn.
Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Sen Dolta không?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy có thể thấy, ngày Lễ Sen Dolta không nằm trong danh sách những ngày nghỉ lễ do Nhà nước quy định. Chính vì thế, vào ngày Lễ Sen Dolta, người lao động sẽ không được nghỉ lễ hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên, theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, ngày Lễ Sen Dolta rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ vào ngày này.
Bên cạnh đó, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào ngày Lễ Sen Dolta thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lễ Sen Dolta có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?