Lén đọc tin nhắn của con có phải là xâm phạm quyền riêng tư không? Xâm phạm quyền riêng tư của con có bị xử phạt hành chính không?
Trẻ em có quyền bảo vệ bí mật cá nhân hay không?
Căn cứ tại Điều 21 Luật Trẻ em 2016 quy định về quyền bí mật đời sống riêng tư như sau:
"Điều 21. Quyền bí mật đời sống riêng tư
1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư."
Như vậy, dù là trẻ em nhưng vẫn được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, bí mật,.. Bất kể ai cũng không được xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em. Người nào xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em sẽ bị pháp luật trừng phạt thích đáng.
Xâm phạm quyền riêng tư của con có bị xử phạt hành chính không?
Lén đọc tin nhắn của con có phải là xâm phạm quyền riêng tư không?
Độ tuổi 16 đang là lứa tuổi phát triển, các em sẽ rất nhạy cảm trong lứa tuổi này, dẫn đến việc trầm cảm xảy ra khá nhiều trong thời gian gần đây và khi có nhiều biến đổi về tâm sinh lý thì cả gia đình, nhà trường cần có sự quan tâm, thận trọng trong cách đối xử, giáo dục để tránh những điều không mong muốn xảy ra.
Theo khoản 2 Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định:
“2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”.
Mặt khác, tại khoản 3 Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, dù cháu là con bạn nhưng nếu xét về luật bạn đã có dấu hiệu vi phạm đối với quyền bí mật, riêng tư của con.
Để không bị coi là xâm phạm quyền riêng tư của con, bạn không nên xem lén tin nhắn của con mà nên quan tâm, gần gũi, chia sẻ với con nhiều hơn và nếu cần, bạn có thể đến tham vấn ý kiến của các chuyên gia tâm lý trong lĩnh vực này.
Xâm phạm quyền riêng tư của con có bị đi tù không?
Căn cứ tại Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác như sau
Điều 159. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
đ) Làm nạn nhân tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, phụ huynh xâm phạm quyền riêng tư của con trẻ cũng có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, tùy vào từng trường hợp cụ thể. Bạn tham khảo các quy định trên để biết thêm chi tiết.
Hoàng Thanh Thanh Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xâm phạm quyền riêng tư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?