Loại đất nào chịu, không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp? Diện tích đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp được xác định thế nào?
Loại đất nào chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp?
Theo Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 có quy định:
Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đất dùng vào sản xuất nông nghiệp bao gồm:
- Đất trồng trọt;
- Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản;
- Đất rừng trồng.
Cụ thể tại Điều 2 Nghị định 74-CP năm 1993 có quy định:
1. Đất trồng trọt là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ.
Đất trồng cây hàng năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng (từ khi trồng đến khi thu hoạch) không quá 365 ngày như lúa, ngô, rau, lạc... hoặc cây trồng một lần cho thu hoạch một vài năm nhưng không trải qua thời kỳ xây dựng cơ bản như mía, chuối, cói, gai, sả, dứa (thơm)..
Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng trên 365 ngày, trồng một lần nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm và phải trải qua một thời kỳ xây dựng cơ bản mới cho thu hoạch như cao su, chè, cà phê, cam, quýt, nhãn, cọ, dừa...
Đất trồng cỏ là đất đã có chủ sử dụng vào việc trồng cỏ để chăn nuôi gia súc.
2. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt, nhưng về cơ bản không sử dụng vào các mục đích khác.
3. Đất trồng là đất đã được trồng rừng và đã giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc và khai thác, không bao gồm đất đồi núi trọc.
Trong trường hợp không sử dụng đất thuộc diện chịu thuế theo quy định tại điều này chủ sử dụng đất vẫn phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Theo đó, đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đất dùng vào sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng trọt, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và đất rừng trồng. Cách xác định từng loại đất này được hướng dẫn cụ thể theo Nghị định 74 nêu trên.
Loại đất nào chịu, không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp? (Hình từ Internet)
Loại đất nào không chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp?
Theo Điều 3 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 có quy định:
Đất không thuộc diện chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp mà chịu các loại thuế khác hoặc không phải chịu thuế theo quy định của pháp luật, bao gồm:
- Đất có rừng tự nhiên;
- Đất đồng cỏ tự nhiên;
- Đất dùng để ở;
- Đất chuyên dùng.
Cụ thể được hướng dẫn tại Điều 3 Nghị định 74-CP năm 1993, bao gồm:
1. Đất rừng tự nhiên;
2. Đất đồng cỏ tự nhiên chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào sử dụng;
3. Đất để ở, đất xây dựng công trình thuộc diện chịu thuế nhà đất;
4. Đất làm giao thông, thuỷ lợi dùng chung cho cánh đồng;
5. Đất chuyên dùng theo quy định tại Điều 62 của Luật đất đai là đất được xác định sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và làm nhà ở;
6. Đất do Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định tại Điều 29 của Luật đất đai.
Diện tích đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp được xác định thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 có quy định như sau:
Diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích giao cho hộ sử dụng đất phù hợp với sổ địa chính Nhà nước. Trường hợp chưa lập sổ địa chính thì diện tích tính thuế là diện tích ghi trên tờ khai của hộ sử dụng đất.
Vấn đề này được hướng dẫn tại Điều 6 Nghị định 74-CP năm 1993 cụ thể:
1. Diện tích tính thuế của từng hộ nộp thuế là diện tích đất thực tế sử dụng được ghi trong sổ địa chính Nhà nước hoặc kết quả đo đạc gần nhất được cơ quan quản lý ruộng đất có thẩm quyền xác nhận theo quy định tại Điều 14 của Luật đất đai. Trường hợp địa phương chưa lập sổ địa chính và số liệu đo đạc chưa chính xác, chưa có xác nhận của cơ quan quản lý ruộng đất có thẩm quyền, thì diện tích tính thuế là diện tích đất ghi trong tờ khai của hộ nộp thuế.
Trong trường hợp đặc biệt ở những nơi chưa làm kịp việc giao đất theo Nghị định số 64-CP ngày 27-9-1993 của Chính phủ, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất thực hiện giao khoán cho các hộ gia đình nông dân và hộ cá nhân diện tích tính thuế của mỗi hộ do hộ tự kê khai và có xác nhận của người đứng đầu hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất nông nghiệp.
2. Diện tích tính thuế của từng thửa ruộng là diện tích thực sử dụng, được giao cho từng hộ nộp thuế phù hợp với diện tích ghi trong sổ địa chính hoặc trong tờ khai của chủ hộ.
3. Cơ quan quản lý đất đai các cấp trong phạm vi quyền hạn quy định tại Điều 14 của Luật Đất đai, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế xác định diện tích tính thuế trong địa phương mình.
Diện tích đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp được xác định theo quy định này.
Nguyễn Đăng Huy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuế sử dụng đất nông nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?