Loại khỏi biên chế đối với tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng thuộc thẩm quyền quyết định của ai nào?

Em ơi cho chị hỏi: Loại khỏi biên chế đối với tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng thuộc thẩm quyền quyết định của ai nào? Cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định loại khỏi biên chế tài sản được quy định như thế nào? Đây là câu hỏi của chị Bích Lam đến từ Đà Nẵng.

Loại khỏi biên chế đối với tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng thuộc thẩm quyền quyết định của ai nào?

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:

Thẩm quyền loại khỏi biên chế tài sản
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định loại khỏi biên chế tài sản:
a) Trang bị kỹ thuật, thiết bị, vật tư hàng hóa thuộc dự trữ tại ở các kho của Bộ Quốc phòng và kho ngành theo phân cấp quản lý;
b) Nhà cấp I, cấp II;
c) Bể thép có dung tích từ 50m3 trở lên.
2. Tổng Tham mưu trưởng quyết định loại khỏi biên chế tài sản:
a) Trang bị kỹ thuật nằm trong biên chế của các cơ quan, đơn vị;
b) Đạn dược và hóa chất độc hại;
c) Công trình chiến đấu, công trình quốc phòng.
3. Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định loại khỏi biên chế các tài sản không thuộc khoản 1, khoản 2 Điều này được cấp có thẩm quyền giao quản lý.

Như vậy còn tùy thuộc vào loại tài sản cụ thể mà những người có thẩm quyền loại khỏi biên chế tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng gồm:

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Tổng Tham mưu trưởng;

- Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng được cấp có thẩm quyền giao quản lý.

Tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng)

Tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)

Cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định loại khỏi biên chế tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:

Thẩm định đề xuất loại khỏi biên chế tài sản
1. Cơ quan chủ trì thẩm định, cơ quan phối hợp thẩm định báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định loại khỏi biên chế tài sản:
a) Quyết định loại khỏi biên chế tài sản thuộc thẩm quyền Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khoản 1 Điều 11 Thông tư này:
Đối với tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Thông tư này: Cơ quan chủ trì thẩm định là Cục Kế hoạch và Đầu tư; cơ quan phối hợp thẩm định là Tổng cục Kỹ thuật, Cục Tài chính, Cục Quân lực và chuyên ngành có liên quan;
Đối với tài sản quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 11 Thông tư này: Cơ quan chủ trì thẩm định là Cục Kế hoạch và Đầu tư; cơ quan phối hợp thẩm định là Tổng cục Hậu cần và chuyên ngành có liên quan;
b) Quyết định loại khỏi biên chế tài sản thuộc thẩm quyền Tổng Tham mưu trưởng khoản 2 Điều 11 Thông tư này:
Đối với tài sản quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư này: Cơ quan chủ trì thẩm định là Cục Quân lực; cơ quan phối hợp thẩm định là Tổng cục Kỹ thuật, Cục Kế hoạch và Đầu tư, Cục Tài chính và chuyên ngành có liên quan.
Đối với tài sản quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này: Cơ quan chủ trì thẩm định là Cục Quân lực (đối với loại biên chế và xử lý), Cục Tác chiến (đối với kế hoạch thực hiện xử lý); cơ quan phối hợp thẩm định là Tổng cục Kỹ thuật, Cục Kế hoạch và Đầu tư, Cục Tài chính và chuyên ngành có liên quan.
Đối với tài sản quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư này: Cơ quan chủ trì thẩm định là Cục Tác chiến; cơ quan phối hợp thẩm định là Tổng cục Hậu cần, Cục Tài chính, Cục Kế hoạch và Đầu tư và chuyên ngành có liên quan;
c) Quyết định loại khỏi biên chế tài sản thuộc thẩm quyền Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này: Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quyết định cơ quan chủ trì thẩm định; cơ quan phối hợp thẩm định.
Tổng cục Chính trị, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Hậu cần và các chuyên ngành có liên quan tham gia ý kiến bằng văn bản theo chức năng, nhiệm vụ được Bộ Quốc phòng giao.

Như vậy cơ quan chủ trì thẩm định, cơ quan phối hợp thẩm định báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định loại khỏi biên chế tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được quy định như trên.

Hồ sơ gửi thẩm định đối với tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng là đạn dược và hóa chất độc hại gồm những gì?

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 10 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:

Thẩm định đề xuất loại khỏi biên chế tài sản
...
2. Cơ quan, đơn vị báo cáo cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 11 Thông tư này quyết định loại khỏi biên chế tài sản, gồm:
a) Hồ sơ gửi thẩm định đối với tài sản là đạn dược và hóa chất độc hại:
Văn bản đề xuất loại khỏi biên chế và xử lý tài sản, trong đó bao gồm cả kế hoạch thực hiện xử lý theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Thông tư này;
Biên bản phúc tra đề xuất loại biên chế và xử lý đạn dược, hóa chất độc hại của Đoàn phúc tra Bộ Quốc phòng;
Văn bản báo cáo kết quả xử lý kèm theo quyết định xử lý của Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và biên bản xử lý đạn dược cấp 5 nguy hiểm cần xử lý ngay theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư này;
Văn bản tham gia ý kiến của các cơ quan phối hợp thẩm định về đề nghị loại biên chế và xử lý của đơn vị;
...

Như vậy hồ sơ gửi thẩm định đối với tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng là đạn dược và hóa chất độc hại gồm:

- Văn bản đề xuất loại khỏi biên chế và xử lý tài sản, trong đó bao gồm cả kế hoạch thực hiện xử lý theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Thông tư này;

- Biên bản phúc tra đề xuất loại biên chế và xử lý đạn dược, hóa chất độc hại của Đoàn phúc tra Bộ Quốc phòng;

- Văn bản báo cáo kết quả xử lý kèm theo quyết định xử lý của Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và biên bản xử lý đạn dược cấp 5 nguy hiểm cần xử lý ngay theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư này;

- Văn bản tham gia ý kiến của các cơ quan phối hợp thẩm định về đề nghị loại biên chế và xử lý của đơn vị.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản nhà nước

Nguyễn Nhật Vy

Tài sản nhà nước
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản nhà nước
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tài sản nhà nước là bao gồm những tài sản gì? Gây thất thoát tài sản của nhà nước sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục thanh lý tài sản nhà nước được tiến hành thực hiện như thế nào và ai có thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản nhà nước?
Pháp luật
Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí bị phạt mấy năm tù? Có bị tịch thu toàn bộ tài sản không?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm tài sản nhà nước là ô tô khi đấu giá tài sản? Đối tượng nào không được tham gia mua tài sản nhà nước theo hình thức niêm yết giá?
Pháp luật
Đối với việc loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được các cơ quan, đơn vị báo cáo bao nhiêu lâu một lần? Nội dung báo cáo gồm những gì?
Pháp luật
Đơn vị báo cáo đề xuất loại khỏi biên chế và xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng vào thời gian nào trong năm? Và gửi nội dung liên quan đến những đơn vị, cơ quan nào?
Pháp luật
Cơ quan, người nào có thẩm quyền quyết định xử lý tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng? Nội dung quyết định xử lý tài sản gồm những gì?
Pháp luật
Tài sản nhà nước trong hệ thống Bảo hiểm xã hội theo quy định được thu hồi trong những trường nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản nhà nước trong hệ thống Bảo hiểm xã hội bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Tài sản nhà nước giao cho các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội trực tiếp quản lý, sử dụng bao gồm những gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào