Lợn sơ sinh có dấu hiệu mắc bệnh giả dại đã được tiêm vắc xin sống nhược độc thì có thể lấy mẫu bệnh phẩm ở lợn để chẩn đoán bệnh không?

Lợn sơ sinh có dấu hiệu mắc bệnh giả dại nhưng đã tiêm vắc xin sống nhược độc thì có thể tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm ở lợn để chẩn đoán bệnh được hay không? Dấu hiệu bệnh tích khi lợn mắc bệnh là gì? Câu hỏi của anh Hoàng từ An Giang.

Lợn sơ sinh mắc bệnh giả dại sẽ có những dấu hiệu bệnh tích nào?

Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-22:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 22: Bệnh giả dại ở lợn quy định về những dấu hiệu bệnh tích khi lợn sơ sinh mắc bệnh giả dại như sau:

Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
...
5.1.3. Bệnh tích
Bệnh tích của bệnh giả dại thường ít hoặc không phát hiện được, đôi khi có một số đặc điểm sau:
- Xung huyết màng não kèm theo tăng sinh dịch não tủy.
- Xung huyết niêm mạc vùng mũi và hầu họng.
- Viêm hoại tử ở hạch amidan, hầu họng, khí quản và thực quản.
- Có các điểm hoại tử ở gan, lách, hạch, thận.
- Xuất huyết điểm lấm tấm ở cầu thận và vỏ não.
5.1.4. Bệnh tích vi thể
- Viêm não, màng não không mủ và viêm hạch thần kinh lan tràn.
- Xuất hiện bạch cầu thẩm nhập quanh thành mạch, viêm tế bào đệm thần kinh lan tràn kèm theo hoại tử tế bào thần kinh và tế bào đệm thần kinh.
- Các thể vùi trong nhân ở tế bào kẽ của hạch amidan, lớp nội mô của phế nang, tế bào thần kinh và các tế bào đệm trong não.

Theo tiêu chuẩn nêu trên thì bệnh tích khi lợn sơ sinh mắc bệnh giả dại thường ít hoặc không phát hiện được, đôi khi có một số đặc điểm sau:

- Xung huyết màng não kèm theo tăng sinh dịch não tủy.

- Xung huyết niêm mạc vùng mũi và hầu họng.

- Viêm hoại tử ở hạch amidan, hầu họng, khí quản và thực quản.

- Có các điểm hoại tử ở gan, lách, hạch, thận.

- Xuất huyết điểm lấm tấm ở cầu thận và vỏ não.

Ngoài những dấu hiệu bệnh tích trên thì còn có bệnh tích vi thể, có một số dấu hiệu như sau:

- Viêm não, màng não không mủ và viêm hạch thần kinh lan tràn.

- Xuất hiện bạch cầu thẩm nhập quanh thành mạch, viêm tế bào đệm thần kinh lan tràn kèm theo hoại tử tế bào thần kinh và tế bào đệm thần kinh.

- Các thể vùi trong nhân ở tế bào kẽ của hạch amidan, lớp nội mô của phế nang, tế bào thần kinh và các tế bào đệm trong não.

Lợn sơ sinh có dấu hiệu mắc bệnh giả dại đã được tiêm vắc xin sống nhược độc thì có thể lấy mẫu bệnh phẩm ở lợn để chẩn đoán bệnh không?

Lợn sơ sinh có dấu hiệu mắc bệnh giả dại đã được tiêm vắc xin sống nhược độc thì có thể lấy mẫu bệnh phẩm ở lợn để chẩn đoán bệnh không? (Hình từ Internet)

Lợn sơ sinh có dấu hiệu mắc bệnh giả dại đã được tiêm vắc xin sống nhược độc thì có thể lấy mẫu bệnh phẩm ở lợn để chẩn đoán bệnh không?

Theo tiết 5.2.1.3 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-22:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 22: Bệnh giả dại ở lợn quy định về việc lấy mẫu bệnh phẩm ở lợn mắc bệnh giả dại như sau:

Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
...
5.2.1.3. Bảo quản mẫu: trong quá trình vận chuyển phải bảo quản mẫu trong thùng bảo ôn (nhiệt độ từ 2 °C đến 4 °C) không quá 48 h. Ở phòng thí nghiệm, nếu chưa xét nghiệm ngay, phải được giữ trong tủ lạnh đông -70 °C (xem 4.5) đối với mẫu xét nghiệm vi rút, - 20 °C đối với mẫu xét nghiệm kháng thể.
CHÚ THÍCH 1: Trong chăn nuôi, việc sử dụng vắc xin giả dại có thể làm ảnh hưởng đến kết quả của các phương pháp xét nghiệm. Do vậy, đối với lợn được tiêm vắc xin sống nhược độc, không lấy mẫu trong thời gian 4 tuần sau khi tiêm (thời gian vắc xin tồn tại trong cơ thể lợn) để xét nghiệm vi rút giả dại vì các phương pháp trong tiêu chuẩn này không phân biệt được vi rút vắc xin nhược độc và vi rút thực địa. Đối với lợn được tiêm vắc xin đánh dấu nhược độc (xóa gen gE), có thể lấy mẫu để xét nghiệm vi rút bằng phương pháp Nested PCR hoặc Realtime-RT PCR phát hiện gen gE mà không bị ảnh hưởng của vi rút vắc xin.
CHÚ THÍCH 2: Không lấy mẫu huyết thanh ở lợn đã được tiêm vắc xin giả dại để xét nghiệm kháng thể vì các phương pháp trong tiêu chuẩn này không phân biệt được kháng thể nhiễm tự nhiên và kháng thể do tiêm vắc xin. Đối với lợn được tiêm vắc xin đánh dấu nhược độc (xóa gen gE), có thể lấy mẫu để xét nghiệm kháng thể gE bằng phương pháp ELISA mà không bị ảnh hưởng bởi vi rút vắc xin.
...

Như vậy, lợn sơ sinh khi được tiêm vắc xin sống nhược độc mà có dấu hiệu mắc bệnh giả dại thì vẫn có thể lấy mẫu bệnh phẩm chẩn đoán bệnh những phải đợi 04 tuần sau khi tiêm (thời gian vắc xin tồn tại trong cơ thể lợn) để xét nghiệm vi rút giả dại vì các phương pháp trong tiêu chuẩn này không phân biệt được vi rút vắc xin nhược độc và vi rút thực địa.

Để chẩn đoán bệnh giả dại ở lợn có thể dùng đến những thiết bị dụng cụ nào?

Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-22:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 22: Bệnh giả dại ở lợn quy định về thiết bị dụng cụ dùng trong việc chẩm đoán bệnh giả dại như sau:

Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm sinh học và cụ thể như sau:
4.1. Máy ly tâm, có thể tạo gia tốc ly tâm 900g, 1000g, 6800g và 14000g
4.2. Micropipet, có dung tích thích hợp.
4.3. Chai nuôi tế bào, 25 cm2, 75 cm2
4.4. Tủ âm, có thể duy trì nhiệt độ ở 37 °C có chứa 5 % CO2
4.5. Tủ lạnh đông, có thể duy trì nhiệt độ -20 °C, -70 °C và -90 °C.
4.6. Nồi hấp tiệt trùng, có thể duy trì ở 121 °C.
4.7. Máy đọc ELISA.
4.8. Máy Realtime RT-PCR.
4.9. Máy PCR.
4.10. Bộ điện di sản phẩm PCR.

Như vậy, có thể dùng những loại thiết bị và dụng cụ theo quy định nêu trên để tiến hành chẩn đoán bệnh giả dại ở lợn sơ sinh.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh giả dại

Trần Thành Nhân

Bệnh giả dại
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bệnh giả dại có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào