Lớp học đào tạo trình độ sơ cấp có tối đa bao nhiêu người? Mỗi lớp có bắt buộc phải có giáo viên chủ nhiệm hay không?
Lớp học đào tạo trình độ sơ cấp có tối đa bao nhiêu người?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 19 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH quy định về việc thực hiện và quản lý chương trình đào tạo như sau:
Thực hiện và quản lý chương trình đào tạo
...
2. Yêu cầu đối với giáo viên giảng dạy
a) Giáo viên giảng dạy phải đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
b) Cơ sở đào tạo sơ cấp phải bố trí đủ giáo viên giảng dạy phù hợp từng nội dung trong chương trình đào tạo.
3. Tổ chức lớp học và địa điểm đào tạo
a) Tổ chức lớp
- Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác tối đa 35 người học. Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác dành cho người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật tối đa 20 người học. Riêng lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác dành cho người mù tối đa 10 người học.
- Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp tối đa 18 người học. Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật, tối đa 10 người học. Riêng lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người mù tối đa 8 người học.
- Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách lớp.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, sẽ tùy theo từng lớp học, đối tượng người học thì số lượng người học tối đa có thể khác nhau, cụ thể:
- Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác tối đa: 35 người học;
- Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác dành cho người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật tối đa: 20 người học;
- Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác dành cho người mù tối đa 10 người học;
- Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp tối đa 18 người học;
- Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật, tối đa 10 người học;
- Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người mù tối đa 8 người học.
Đồng thời, cũng theo quy định nêu trên thì mỗi lớp phải có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách lớp.
Đào tạo trình độ sơ cấp (Hình từ Internet)
Việc tổ chức giảng dạy chương trình đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 19 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH thì việc tổ chức giảng dạy chương trình đào tạo trình độ sơ cấp được thực hiện như sau:
- Khi bắt đầu khóa học, kỳ học hoặc đợt học và trước khi học từng mô - đun giáo viên thực hiện kiểm tra, đánh giá về kiến thức, kỹ năng nghề của từng người học; tinh thần thái độ học tập của người học (đánh giá năng lực người học) để chuẩn bị nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp.
- Chỉ tổ chức giảng dạy những kiến thức, hướng dẫn thực hành những kỹ năng nghề theo nội dung, yêu cầu của mô - đun mà người học chưa biết, chưa làm được hoặc chưa biết kỹ, đầy đủ, chưa làm được thành thạo. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mô - đun đã học và tổ chức giảng dạy mô - đun tiếp theo của chương trình đào tạo.
- Trường hợp đào tạo thường xuyên trình độ sơ cấp, khi kết thúc kỳ học hoặc đợt học, người học làm công việc họ được dạy tại nơi ở, nơi làm việc hoặc tự ôn, luyện nội dung kiến thức, thực hành kỹ năng nghề để chuẩn bị kiểm tra kết thúc mô - đun đã học và học mô - đun, kỳ học hoặc đợt học tiếp theo.
Nội dung của chương trình đào tạo trình độ sơ cấp gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 6, khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH quy định về nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo trình độ sơ cấp ứng với mỗi nghề đào tạo phải đảm bảo có các nội dung sau đây:
Nội dung, cấu trúc của chương trình, giáo trình đào tạo
1. Nội dung và cấu trúc chương trình đào tạo trình độ sơ cấp ứng với mỗi nghề đào tạo phải đảm bảo các nội dung sau:
a) Tên nghề đào tạo; mã nghề;
b) Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đầu vào;
c) Mô tả về khóa học và mục tiêu đào tạo;
d) Danh mục số lượng, thời lượng các mô - đun, tín chỉ;
đ) Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, năng lực tự chủ và trách nhiệm;
e) Thời gian khóa học, bao gồm: tổng thời gian toàn khóa, thời gian thực học, thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành, thực tập, thời gian ôn, kiểm tra hoặc thi kết thúc mô - đun, tín chỉ; trong đó thời gian thực hành, thực tập tối thiểu chiếm từ 70% thời gian thực học.
g) Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp;
h) Phương pháp và thang điểm đánh giá;
i) Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đào tạo trình độ sơ cấp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?