Luật Biên phòng Việt Nam mới nhất? Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định bao nhiêu chính sách về Biên phòng?
Luật Biên phòng Việt Nam mới nhất?
Ngày 11/11/2020, Quốc hội ban hành Luật Biên phòng Việt Nam 2020 (Luật số 66/2020/QH14) quy định chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về biên phòng.
Tính đến năm 2023, chưa có văn bản hay thông báo chính thức nào về Luật Biên phòng Việt Nam mới nào khác. Do đó, Luật Biên phòng Việt Nam 2020 vẫn tiếp tục được áp dụng.
Nghị định hướng dẫn Luật Biên phòng Việt Nam 2020 là Nghị định 106/2021/NĐ-CP.
Luật Biên phòng Việt Nam mới nhất? Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định bao nhiêu chính sách về Biên phòng? (Hình từ Internet)
Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định bao nhiêu chính sách về Biên phòng?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 như sau:
Chính sách của Nhà nước về biên phòng
1. Thực hiện chính sách độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài với các nước có chung đường biên giới; mở rộng hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, an ninh, đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân.
2. Giải quyết các vấn đề biên giới quốc gia bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
4. Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia toàn dân vững mạnh, rộng khắp, Nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
5. Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; ưu tiên nguồn lực đầu tư, hiện đại hóa các công trình biên giới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở khu vực biên giới.
6. Huy động các nguồn lực của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.
7. Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho thực hiện nhiệm vụ biên phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với pháp luật quốc tế.
Như vậy, hiện nay, về biên phòng, Nhà nước có 07 chính sách nêu trên.
Theo Luật Biên phòng Việt Nam, có bao nhiêu nhiệm vụ biên phòng?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 như sau:
Nhiệm vụ biên phòng
1. Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Quản lý, bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia; xây dựng, quản lý, bảo vệ hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu, công trình khác ở khu vực biên giới.
3. Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, hòa bình, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế, văn hóa, xã hội, tài nguyên, môi trường; bảo đảm việc thi hành pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu.
4. Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở khu vực biên giới.
5. Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân trong nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện biên giới, phòng thủ dân sự; phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới.
6. Hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng, đối ngoại nhân dân, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài.
7. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống chiến tranh xâm lược, xung đột vũ trang.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì nhiệm vụ biên phòng bao gồm:
- Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch bảo vệ biên giới quốc gia.
- Quản lý, bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia; xây dựng, quản lý, bảo vệ hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu, công trình khác ở khu vực biên giới.
- Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, hòa bình, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế, văn hóa, xã hội, tài nguyên, môi trường; bảo đảm việc thi hành pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu.
- Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở khu vực biên giới.
- Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân trong nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện biên giới, phòng thủ dân sự; phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới.
- Hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng, đối ngoại nhân dân, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài.
- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống chiến tranh xâm lược, xung đột vũ trang.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Luật Biên phòng Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp Lời dẫn văn nghệ Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư? 05 Yêu cầu khi tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư?
- Hướng dẫn 609 HD BTĐKT Hình thức biểu dương khen thưởng, gặp mặt trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?
- Được dùng chứng chỉ hành nghề để bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp không? Yêu cầu tham gia các chương trình bồi dưỡng?
- Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng cuối năm? Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng được quy định như thế nào?
- Mẫu báo cáo tổng kết công tác công đoàn cơ sở giáo dục mới nhất? Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn?