Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thế nào?

Cho tôi hỏi lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thế nào? Cụ thể là các phương tiện gì? Kinh phí đảm bảo ra sao? - Câu hỏi của anh Tuấn Anh đến từ thành phố Hồ Chí Minh.

Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thế nào?

Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thế nào?

Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thế nào? (Hình từ Internet)

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 150/2020/TT-BYT quy định như sau:

Danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
1. Danh mục, số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trang bị cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Trang bị phương tiện tại các mục 3, 4, 5 và mục 6 của Phụ lục II và Phụ lục III phụ thuộc vào số lượng đội viên nhưng không ít hơn số lượng quy định và phù hợp với đặc điểm, tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở.
2. Trường hợp cơ sở được trang bị phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thì việc trang bị loại, số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng được thực hiện theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động, sản xuất, kinh doanh và yêu cầu của công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở để xem xét, quyết định số lượng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành bảo đảm theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này và xem xét, quyết định trang bị cụ thể loại phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các chức danh của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành khi thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Ngoài danh mục phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm về cháy, nổ tại cơ sở và khả năng bảo đảm kinh phí, có thể quyết định việc trang bị thêm cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý các loại phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cần thiết khác quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

Theo đó lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ dựa trên danh mục tại Phục lục III ban hành kèm theo Thông tư 150/2020/TT-BCA và tuân thủ theo quy định nêu trên.

Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được trang bị các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gì?

Căn cứ theo danh mục tại Phục lục III ban hành kèm theo Thông tư 150/2020/TT-BCA thì các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được trang bị cho 01 đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành gồm có:

- 10 bình bột chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 04 kg.

- 10 bình khí chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 03 kg hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay có dung tích chất chữa cháy không nhỏ hơn 06 lít.

- 10 chiếc mũ chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ.

- 10 bộ quần áo chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ.

- 10 đôi găng tay chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ.

- 10 đôi giầy, ủng chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ.

- 10 chiếc mặt nạ lọc độc (đáp ứng QCVN 10:2012/BLĐTBXH).

- 03 bộ mặt nạ phòng độc cách ly (loại có mặt trùm và bình khí thở).

- 03 chiếc đèn pin (độ sáng 300 lm, chịu nước IPX5).

- 02 chiếc rìu cứu nạn (trọng lượng 2 kg, cán dài 90 cm, chất liệu thép cacbon cường độ cao)

- 01 chiếc xà beng (một đầu nhọn, một đầu dẹt; dài 100 cm).

- 01 chiếu búa tạ (thép cacbon cường độ cao, nặng 5kg, cán dài 50 cm).

- 01 chiếc kìm cộng lực (dài 60 cm, tải cắt 60 kg).

- 02 cuộn dây cứu người (dài 30 m, sợi polyester, chống nước, chống cháy, chịu nhiệt; tải trọng 500 kg; lực kéo đứt 100 KN).

- 01 chiếc thang chữa cháy (dài 3,5m; chất liệu kim loại chịu lực).

- 01 chiếc hộp túi sơ cứu loại B (Theo Thông tư 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

- 01 chiếc cáng cứu thương (kích thước 186 cm x 51 cm x 17 cm; tải trọng 160 kg).

- 02 bộ đàm cầm tay (đáp ứng tiêu chuẩn IP55).

Lưu ý: đối với mũ, quần, áo, găng tay, giầy, ủng phụ thuộc vào số lượng đội viên nhưng không ít hơn số lượng quy định và phù hợp với đặc điểm, tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở.

Kinh phí trang bị phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được đảm bảo thế nào?

Tại Điều 6 Thông tư 150/2020/TT-BCA quy định về kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:

Kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
1. Kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng được thực hiện theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 4 Điều 48 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và điểm c khoản 1 Điều 29, khoản 2 Điều 42 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở bảo đảm kinh phí trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và điểm b khoản 1 Điều 29 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.
Kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành thuộc các cơ quan, tổ chức thụ hưởng ngân sách nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm và thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Theo đó kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành thuộc các cơ quan, tổ chức thụ hưởng ngân sách nhà nước do ngân sách nhà nước bảo đảm và thực hiện theo quy định nêu trên và quy định của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng cháy và chữa cháy

Ngô Diễm Quỳnh

Phòng cháy và chữa cháy
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng cháy và chữa cháy có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng cháy và chữa cháy
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người lao động tham gia tập huấn phòng cháy và chữa cháy được nhận trợ cấp bồi dưỡng theo mức tiền lương thực nhận đúng không?
Pháp luật
Công ty tổ chức diễn tập phòng cháy và chữa cháy cho các nhân viên phải đảm bảo tuân thủ thực hiện những gì?
Pháp luật
Trong công tác phòng cháy và chữa cháy cho nhà, hệ thống báo cháy thì chữa cháy tự động phải được kiểm tra, bảo dưỡng bao nhiêu lần trong một năm?
Pháp luật
Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới là bao lâu?
Pháp luật
Đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở không chuyên trách sẽ được hưởng các chế độ chính sách gì?
Pháp luật
Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng được tiến hành thực hiện thế nào? Có quy định về hỗ trợ tiền cho lực lượng tham gia chữa cháy rừng không?
Pháp luật
Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy không chuyên trách được hưởng phụ cấp là bao nhiêu?
Pháp luật
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy nào phải có tem kiểm định theo quy định của pháp luật? Tem kiểm định có những mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở mới nhất hiện nay? Thành viên đội PCCC cơ sở được hưởng chế độ và chính sách gì?
Pháp luật
Ngày 4 tháng 10 là ngày gì? Ngày PCCC 4 10 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 4 tháng 10 năm 2024 là thứ mấy?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào