Luồng đường thủy nội địa không đảm bảo an toàn khai thác vận tải thì có phải công bố đóng không?
Luồng đường thủy nội địa không đảm bảo an toàn khai thác vận tải thì có phải công bố đóng không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 08/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Công bố đóng luồng đường thủy nội địa
1. Luồng đường thủy nội địa được xem xét công bố đóng trong các trường hợp sau:
a) Không đảm bảo an toàn khai thác vận tải;
b) Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh;
c) Không còn nhu cầu khai thác, sử dụng.
2. Thẩm quyền công bố đóng luồng đường thủy nội địa
Cơ quan quyết định công bố mở luồng quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này đồng thời là cơ quan có thẩm quyền quyết định công bố đóng luồng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì luồng đường thủy nội địa không đảm bảo an toàn khai thác vận tải thì được xem xét công bố đóng.
Luồng đường thủy nội địa không đảm bảo an toàn khai thác vận tải thì có phải công bố đóng không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ công bố đóng luồng đường thủy nội địa không đảm bảo an toàn khai thác vận tải gồm các tài liệu nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 08/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Công bố đóng luồng đường thủy nội địa
…
3. Hồ sơ đóng luồng
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải có biên bản kiểm tra hiện trạng luồng của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (đối với luồng quốc gia), Sở Giao thông vận tải (đối với luồng địa phương); biên bản kiểm tra hiện trạng luồng giữa Cục Đường thủy nội địa Việt Nam với tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia hoặc giữa Sở Giao thông vận tải với tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương. Trong biên bản phải có kết luận về tình trạng luồng không đảm bảo an toàn khai thác;
b) Văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an yêu cầu đóng luồng đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Đơn đề nghị công bố đóng luồng đường thủy nội địa theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Phương án thu hồi báo hiệu đường thủy nội địa do cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý luồng lập.
4. Thủ tục đóng luồng quốc gia, luồng địa phương
a) Trường hợp đóng luồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Sau khi kiểm tra, nếu không đảm bảo an toàn khai thác vận tải, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải có văn bản thông báo tạm dừng khai thác vận tải gửi đơn vị trực tiếp quản lý luồng và đăng trên phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời lập hồ sơ đề nghị công bố đóng luồng gửi cơ quan có thẩm quyền đóng luồng;
…
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ công bố đóng luồng đường thủy nội địa không đảm bảo an toàn khai thác vận tải gồm các tài liệu sau:
- Phải có biên bản kiểm tra hiện trạng luồng như sau:
+ Biên bản kiểm tra hiện trạng luồng của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (đối với luồng quốc gia),
+Biên bản kiểm tra hiện trạng luồng của Sở Giao thông vận tải (đối với luồng địa phương);
+ Biên bản kiểm tra hiện trạng luồng giữa Cục Đường thủy nội địa Việt Nam với tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia hoặc giữa Sở Giao thông vận tải với tổ chức, cá nhân có luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương.
Trong biên bản phải có kết luận về tình trạng luồng không đảm bảo an toàn khai thác;
- Phương án thu hồi báo hiệu đường thủy nội địa do cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý luồng lập.
Thông báo luồng đường thủy nội địa có các nội dung nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 08/2021/NĐ-CP thì thông báo luồng đường thủy nội địa có các nội dung sau:
- Đối với thông báo luồng lần đầu trước khi đưa vào khai thác: Tên luồng, chiều dài, tọa độ điểm đầu, điểm cuối, các điểm tim luồng; cấp kỹ thuật; bãi cạn trên luồng, tên vật chướng ngại và công trình vượt sông trên luồng;
- Đối với thông báo luồng định kỳ: Tên luồng, chiều dài, điểm đầu, điểm cuối, tọa độ tim luồng, chiều rộng, chiều sâu, bán kính cong của luồng, cấp kỹ thuật; cao độ đại diện của bãi cạn trên luồng, tên và tọa độ, cao độ của vật chướng ngại, công trình vượt sông trên luồng không đảm bảo kích thước đường thủy theo cấp kỹ thuật, mực nước tại thời điểm khảo sát và một số vấn đề khác cần lưu ý;
- Đối với thông báo luồng thường xuyên: Tên luồng; chiều rộng, chiều sâu của luồng tại khu vực có vị trí bãi cạn, vật chướng ngại trên luồng; mực nước tại thời điểm khảo sát; cảnh báo cần thiết khác;
- Đối với thông báo luồng đột xuất: Tên luồng; mô tả tình huống đột xuất; vị trí (tọa độ, lý trình, độ sâu, độ cao tĩnh không) tình huống đột xuất; chiều rộng, chiều sâu của luồng tại khu vực có tình huống đột xuất; mực nước tại thời điểm khảo sát và ảnh hưởng của tình huống đột xuất đến hoạt động vận tải; cảnh báo cần thiết khác.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Luồng đường thủy nội địa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?