Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu của năm tiếp theo đối với đường tinh luyện do cơ quan nào quyết định?
- Đường tinh luyện có thuộc Danh mục hàng hóa quản lý theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hay không?
- Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu của năm tiếp theo đối với đường tinh luyện do cơ quan nào quyết định?
- Việc xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan với đường tinh luyện được quy định ra sao?
- Hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan gồm những gì?
Đường tinh luyện có thuộc Danh mục hàng hóa quản lý theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hay không?
Tại Điều 17 Luật Quản lý ngoại thương 2017 giải thích về hạn ngạch nhập khẩu như sau:
Biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu
1. Hạn ngạch xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
2. Hạn ngạch nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.
Dẫn chiếu đến Điều 11 Thông tư 12/2018/TT-BCT quy định về Danh mục hàng hóa quản lý theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu như sau:
Danh mục hàng hóa quản lý theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu
Tên hàng hóa | Mã HS (Áp dụng đối với toàn bộ các mã 8 số thuộc nhóm 4 số) |
Đường tinh luyện, đường thô | 1701 |
Muối | 2501 |
Thuốc lá nguyên liệu | 2401 |
Trứng gia cầm | 0407 (Không bao gồm trứng đã thụ tinh để ấp thuộc các mã HS: 04071110, 04071190, 04071911, 04071919, 04071991 và 04071999) |
Theo quy định này thì đường tinh luyện là một trong những hàng hóa được xếp vào Danh mục hàng hóa quản lý theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu.
Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu của năm tiếp theo đối với đường tinh luyện do cơ quan nào quyết định? (hình từ internet)
Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu của năm tiếp theo đối với đường tinh luyện do cơ quan nào quyết định?
Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu của năm tiếp theo đối với đường tinh luyện được quy định tại Điều 12 Thông tư 12/2018/TT-BCT, cụ thể như sau:
Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu
1. Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu của năm tiếp theo đối với các mặt hàng muối, trứng gia cầm, đường tinh luyện, đường thô do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định và thông báo cho Bộ Công Thương chậm nhất trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.
2. Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu của năm tiếp theo đối với mặt hàng thuốc lá nguyên liệu do Bộ Công Thương quyết định trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.
3. Trên cơ sở cam kết quốc tế, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đã được quyết định hàng năm theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, Bộ Công Thương chính thức công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hàng năm và quy định phương thức điều hành đối với từng mặt hàng.
Theo đó, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu của năm tiếp theo đối với các mặt hàng muối, trứng gia cầm, đường tinh luyện, đường thô do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định và thông báo cho Bộ Công Thương chậm nhất trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.
Việc xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan với đường tinh luyện được quy định ra sao?
Việc xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan với đường tinh luyện được quy định tại Điều 14 Thông tư 12/2018/TT-BCT như sau:
Đối tượng được xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
1. Đối với mặt hàng thuốc lá nguyên liệu: Thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thuốc lá điếu.
2. Đối với mặt hàng muối: Thương nhân có nhu cầu sử dụng muối cho sản xuất được cơ quan quản lý chuyên ngành xác nhận.
3. Đối với mặt hàng trứng gia cầm: Thương nhân có nhu cầu nhập khẩu trứng gia cầm.
4. Đối với mặt hàng đường tinh luyện, đường thô: Thực hiện theo hướng dẫn hàng năm của Bộ Công Thương trên cơ sở trao đổi ý kiến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính.
5. Bộ Công Thương xác định thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng quy định tại khoản 1 Điều này.
Đối với các mặt hàng quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này, Bộ Công Thương trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính để xác định thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan.
Như vậy, đối với mặt hàng đường tinh luyện việc xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan với đường tinh luyện được thực hiện theo hướng dẫn hàng năm của Bộ Công Thương trên cơ sở trao đổi ý kiến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính.
Hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan được quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 12/2018/TT-BCT như sau:
Cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan
1. Trên cơ sở lượng hạn ngạch thuế quan công bố hàng năm và đăng ký của thương nhân, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho thương nhân.
2. Hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Đơn đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII kèm theo Thông tư này: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan gồm:
- Đơn đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT: 1 bản chính.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?