Mẫu 5 KNĐ Tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể đối với người xin vào đảng theo Hướng dẫn 12?
Mẫu 5 KNĐ Tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể đối với người xin vào đảng theo Hướng dẫn 12?
Mẫu Tổng hợp ý kiến nhận xét của các đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với người vào Đảng (hay còn gọi là Mẫu Tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể đối với người xin vào đảng) là Mẫu 5 KNĐ Phụ lục 2 ban hành kèm theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022:
Tải về Mẫu 5 KNĐ Tổng hợp ý kiến nhận xét của các đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với người vào Đảng
Mẫu 5 KNĐ Tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể đối với người xin vào đảng theo Hướng dẫn 12? (Hình từ Internet)
Ngoài tài liệu là Mẫu 5 KNĐ thì Hồ sơ đảng viên khi xem xét kết nạp vào Đảng còn có những tài liệu nào?
Căn cứ tại tiểu mục 1.1 Mục 1 Phần II Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 về quản lý hồ sơ đảng viên:
Tổ chức thực hiện công tác phát thẻ đảng viên, quản lý hồ sơ đảng viên, giới thiệu sinh hoạt đảng theo quy định tại Điều 6 Điều lệ Đảng, Điểm 6 Quy định 24-QĐ/TW và Điểm 7, 8, 9, 10 Hướng dẫn 01-HD/TW, ngày 28-9-2021 của Ban Bí thư “Một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng” (sau đây gọi tắt là Hướng dẫn 01-HD/TW).
1. Quản lý hồ sơ đảng viên
1.1- Hồ sơ đảng viên
a) Khi xem xét kết nạp vào Đảng
(1) Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng;
(2) Đơn xin vào Đảng;
(3) Lý lịch của người xin vào Đảng và các văn bản thẩm tra kèm theo;
(4) Giấy giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ;
(5) Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc của công đoàn cơ sở (nếu có);
(6) Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với người vào Đảng;
...
Theo đó, ngoài tài liệu là Mẫu 5 KNĐ - Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với người vào Đảng thì Hồ sơ đảng viên khi xem xét kết nạp vào Đảng còn có những tài liệu sau đây:
(1) Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng;
(2) Đơn xin vào Đảng;
(3) Lý lịch của người xin vào Đảng và các văn bản thẩm tra kèm theo;
(4) Giấy giới thiệu của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ;
(5) Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc của công đoàn cơ sở (nếu có);
Đảng viên có quyền và nhiệm vụ gì theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
Quyền và nhiệm vụ của Đảng viên được quy định tại Điều 2, Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, cụ thể như sau:
Đảng viên có nhiệm vụ:
(1) Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
(2) Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
(3) Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
(4) Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.
Đảng viên có quyền:
(1) Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
(2) Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
(3) Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
(4) Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kết nạp vào Đảng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?