Mẫu bảng kê chứng khoán đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán mới nhất là mẫu nào?
- Mẫu bảng kê chứng khoán đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán mới nhất là mẫu nào?
- Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm những gì?
- Đăng ký biện pháp bảo đảm đối với đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải thực hiện ở đâu?
Mẫu bảng kê chứng khoán đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán mới nhất là mẫu nào?
Mẫu bảng kê chứng khoán đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm mới nhất là Mẫu số 53 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP
TẢI VỀ Mẫu bảng kê chứng khoán đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm mới nhất
Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm những gì?
Theo Điều 170 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ, thủ tục thực hiện đăng ký, thay đổi, sửa chữa biện pháp bảo đảm; xóa đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
Hồ sơ, thủ tục thực hiện đăng ký, thay đổi, sửa chữa biện pháp bảo đảm; xóa đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm theo Mẫu số 52 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bảng kê chứng khoán đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm theo Mẫu số 53 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Văn bản ủy quyền trong trường hợp các bên yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền.
2. Hồ sơ đăng ký thay đổi, sửa chữa sai sót biện pháp bảo đảm bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu thay đổi, sửa chữa sai sót biện pháp bảo đảm theo Mẫu số 54 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bảng kê chứng khoán đề nghị thay đổi, sửa chữa sai sót theo Mẫu số 55 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (trong trường hợp nội dung thay đổi/sửa chữa sai sót là chứng khoán đăng ký).
3. Hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trong trường hợp theo thỏa thuận của hai bên bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo thỏa thuận của hai bên theo Mẫu số 56 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bảng kê chứng khoán đề nghị xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo thỏa thuận của hai bên theo Mẫu số 57 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Như vậy, hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm:
- Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm theo Mẫu số 52 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bảng kê chứng khoán đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm theo Mẫu số 53 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp các bên yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền.
Mẫu bảng kê chứng khoán đề nghị đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán mới nhất là mẫu nào? (hình từ internet)
Đăng ký biện pháp bảo đảm đối với đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải thực hiện ở đâu?
Theo Điều 169 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng, phạm vi và nguyên tắc thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong các giao dịch bảo đảm được đăng ký biện pháp bảo đảm tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán khác thực hiện tại các Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư Pháp theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
2. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc chung của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và các nguyên tắc sau đây:
a) Chứng khoán được đăng ký biện pháp bảo đảm phải là loại chứng khoán tự do chuyển nhượng, không dùng để ký quỹ trong các giao dịch chứng khoán, không bị phong tỏa, tạm giữ và phải lưu ký trước khi thực hiện. Trong thời hạn đăng ký biện pháp bảo đảm, chứng khoán đăng ký biện pháp bảo đảm phải được phong tỏa tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
b) Thông tin về chứng khoán thuộc sở hữu của bên bảo đảm trong hồ sơ đăng ký phải thống nhất với thông tin được lưu giữ tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
c) Thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm có hiệu lực là thời điểm Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký thông tin biện pháp bảo đảm;
d) Khi thực hiện xóa đăng ký biện pháp bảo đảm, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện giải tỏa các chứng khoán đã đăng ký biện pháp bảo đảm.
3. Các bên yêu cầu đăng ký phải có văn bản đồng ý để Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phong tỏa, cung cấp thông tin chứng khoán đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Nghị định này.
...
Như vậy, chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong các giao dịch bảo đảm được đăng ký biện pháp bảo đảm tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Lưu ý:
Việc đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán khác thực hiện tại các Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư Pháp theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đăng ký biện pháp bảo đảm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chậm nhất là bao nhiêu ngày theo quy định pháp luật?
- Hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam mới nhất? Điều kiện để người nước ngoài được đổi sang bằng lái xe Việt Nam là gì?
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?