Mẫu Báo cáo kết thúc khoản vay được Chính phủ bảo lãnh của doanh nghiệp? Thời điểm thực hiện báo cáo?
Mẫu Báo cáo kết thúc khoản vay được Chính phủ bảo lãnh của doanh nghiệp?
Mẫu Báo cáo kết thúc khoản vay được Chính phủ bảo lãnh áp dụng cho doanh nghiệp được lập theo mẫu tại Phụ lục 7 ban hành kèm Thông tư 58/2018/TT-BTC:
TẢI VỀ Mẫu Báo cáo kết thúc khoản vay được Chính phủ bảo lãnh của doanh nghiệp.
Mẫu Báo cáo kết thúc khoản vay được Chính phủ bảo lãnh của doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh phải Báo cáo kết thúc khoản vay vào thời điểm nào?
Thời điểm Báo cáo kết thúc khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 91/2018/NĐ-CP như sau:
Chế độ báo cáo
1. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm, đối tượng được bảo lãnh là doanh nghiệp đầu tư dự án có trách nhiệm gửi các báo cáo cho Bộ Tài chính theo mẫu, biểu và thuyết minh nội dung do Bộ Tài chính hướng dẫn:
a) Báo cáo quý về rút vốn, trả nợ: Trong vòng 10 ngày đầu hàng quý trong giai đoạn rút vốn, đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm cung cấp cho Bộ Tài chính số liệu chi tiết từng lần rút vốn, trả nợ, trả nợ trước hạn khoản vay; rút vốn, trả nợ hoặc mua lại trái phiếu đã phát hành được Chính phủ bảo lãnh của quí trước đó;
b) Báo cáo 6 tháng về thực hiện dự án: Trong vòng 10 ngày đầu tháng 01 và 10 ngày đầu tháng 7 hàng năm, ngoài số liệu báo cáo theo quý nêu tại điểm a khoản 1 Điều này, Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm báo cáo thuyết minh cụ thể về tình hình triển khai dự án trong giai đoạn rút vốn, tình hình vận hành và sản xuất kinh doanh trong giai đoạn vận hành cho đến khi kết thúc khoản vay được bảo lãnh;
c) Báo cáo đánh giá kết thúc giai đoạn xây dựng: Trong vòng 06 tháng sau ngày ký biên bản nghiệm thu cuối cùng, đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm gửi Bộ Tài chính báo cáo đánh giá kết thúc giai đoạn xây dựng;
d) Báo cáo kết thúc khoản vay: Sau khi thực hiện trả khoản nợ đến hạn cuối cùng, đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm gửi Bộ Tài chính báo cáo kết thúc khoản vay kèm theo Báo cáo quý về rút vốn, trả nợ;
đ) Báo cáo tài chính: Trong vòng 10 ngày sau ngày lưu hành chính thức báo cáo tài chính năm (đã được kiểm toán và xác nhận bởi cơ quan Kiểm toán nhà nước hoặc một công ty kiểm toán độc lập) của đối tượng được bảo lãnh và của doanh nghiệp được thành lập để quản lý, vận hành Dự án (trường hợp có thành lập doanh nghiệp), đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm gửi cho Bộ Tài chính bản sao có chứng thực theo quy định;
e) Báo cáo khi gia hạn thời gian rút vốn, điều chỉnh thời gian trả nợ khoản vay: Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm gửi cho Bộ Tài chính đề nghị gia hạn thời gian rút vốn hoặc điều chỉnh thời gian trả nợ kèm theo báo cáo thuyết minh 30 ngày trước ngày hết hạn rút vốn hoặc trước ngày trả nợ tiếp theo
...
Đối chiếu với quy định trên thì doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh phải Báo cáo kết thúc khoản vay sau khi thực hiện trả khoản nợ đến hạn cuối cùng.
Theo đó, doanh nghiệp được bảo lãnh có trách nhiệm gửi Bộ Tài chính báo cáo kết thúc khoản vay kèm theo Báo cáo quý về rút vốn, trả nợ.
Điều kiện được cấp bảo lãnh Chính phủ đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 91/2018/NĐ-CP thì điều kiện được cấp bảo lãnh Chính phủ đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Quản lý nợ công 2017, cụ thể như sau:
(1) Có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp tại Việt Nam và có thời gian hoạt động liên tục ít nhất 03 năm trước ngày nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh, đề nghị cấp bảo lãnh;
(2) Không bị lỗ trong 03 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
(3) Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh, gồm nợ quá hạn với cơ quan cho vay lại được quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Quản lý nợ công 2017, nợ quá hạn với Quỹ Tích lũy trả nợ, nợ quá hạn với bên cho vay đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, nợ quá hạn với các tổ chức tín dụng khác.
(4) Có phương án tài chính dự án khả thi được Bộ Tài chính thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 15 và khoản 1 Điều 20 Nghị định 91/2018/NĐ-CP;
(5) Có tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kèm theo kế hoạch bố trí vốn chủ sở hữu cụ thể theo tiến độ thực hiện dự án;
(6) Trong trường hợp phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về phát hành chứng khoán ra công chứng theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khoản vay được Chính phủ bảo lãnh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?
- Cách ghi trách nhiệm nêu gương trong Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 mẫu 02B?
- Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG thế nào?
- Truy thu thuế là gì? Thời hạn truy thu thuế đối với doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế là bao lâu?
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?