Mẫu báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam như thế nào?
- Mẫu báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam như thế nào?
- Quy trình Phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam gồm bao nhiêu giai đoạn?
- Điểm khởi đầu khi thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam được quy định như thế nào?
Mẫu báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam như thế nào?
Mẫu báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 36/2014/TT-BNNPTNT như sau:
Tải về mẫu báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam tại đây.
Mẫu báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam như thế nào?
Quy trình Phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam gồm bao nhiêu giai đoạn?
Quy trình Phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam gồm bao nhiêu giai đoạn, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 36/2014/TT-BNNPTNT như sau:
Yêu cầu chung
1. Đối với vật thể phải phân tích nguy cơ, Cục Bảo vệ thực vật sẽ xem xét và quyết định việc thực hiện phân tích nguy cơ trở thành cỏ dại trước khi thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại theo Thông tư này;
2. Phân tích nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường đối với sinh vật có ích sử dụng trong bảo vệ thực vật nhập khẩu vào Việt Nam thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Quy trình Phân tích nguy cơ dịch hại phải bao gồm ba giai đoạn
a) Khởi đầu quá trình phân tích nguy cơ dịch hại;
b) Đánh giá nguy cơ dịch hại;
c) Quản lý nguy cơ dịch hại.
4. Báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại phải thể hiện đầy đủ kết quả phân tích nguy cơ dịch hại đối với thực vật nhập khẩu. Hình thức, nội dung báo cáo kết quả phân tích nguy cơ dịch hại phải tuân thủ quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu có trách nhiệm cung cấp thông tin bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh để phân tích nguy cơ dịch hại theo mẫu quy định tại Phụ lục I (đối với trường hợp phân tích nguy cơ dịch hại là thực vật) hoặc Phụ lục II (đối với trường hợp phân tích nguy cơ dịch hại ảnh hưởng đến môi trường của sinh vật có ích nhập khẩu sử dụng trong bảo vệ thực vật) ban hành kèm theo Thông tư này; đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật để thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể phải phân tích nguy cơ.
Như vậy, theo quy định trên thì quy trình phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam gồm 03 giai đoạn như sau:
- Khởi đầu quá trình phân tích nguy cơ dịch hại;
- Đánh giá nguy cơ dịch hại;
- Quản lý nguy cơ dịch hại.
Điểm khởi đầu khi thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam được quy định như thế nào?
Điểm khởi đầu khi thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 36/2014/TT-BNNPTNT như sau:
Giai đoạn khởi đầu quá trình phân tích nguy cơ dịch hại
1. Điểm khởi đầu khi thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại
a) Xác định đường lan truyền sinh vật gây hại mà theo đó đối tượng kiểm dịch thực vật có thể du nhập, lan rộng;
b) Xác định sinh vật gây hại thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật.
2. Phân tích nguy cơ dịch hại bắt đầu bằng đường lan truyền
Yêu cầu đối với phân tích nguy cơ dịch hại mới hoặc sửa đổi bắt đầu từ những tình huống sau:
a) Một loại hàng hóa mới hoặc loại hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ mới dự kiến xuất khẩu vào Việt Nam;
b) Loài thực vật mới chưa có ở Việt Nam được nhập khẩu với mục đích nghiên cứu khoa học và chọn giống;
c) Đường lan truyền khác: lan rộng tự nhiên, bao bì đóng gói, bưu phẩm, chất thải, hành lý của hành khách,...;
d) Có sự thay đổi quy định về kiểm dịch thực vật hoặc các yêu cầu liên quan đến hàng hóa nhập khẩu;
đ) Biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật mới hoặc thông tin mới cần xem xét.
3. Phân tích nguy cơ dịch hại bắt đầu từ loài sinh vật gây hại
Yêu cầu đối với một phân tích nguy cơ dịch hại mới hoặc sửa đổi bắt đầu từ một trong những tình huống sau:
a) Phát hiện loài sinh vật gây hại mới đã thiết lập trong vùng phân tích nguy cơ dịch hại;
b) Phát hiện loài sinh vật gây hại mới trong hàng hóa nhập khẩu;
c) Loài sinh vật gây hại có nguy cơ gây hại lớn hơn ở vùng mới so với vùng phân tích nguy cơ dịch hại và vùng xuất xứ;
d) Loài sinh vật gây hại cụ thể bị tái phát hiện;
đ) Yêu cầu nhập khẩu một loài sinh vật để nghiên cứu, thực nghiệm, giảng dạy, thương mại hoặc làm sinh vật cảnh;
e) Biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật mới hoặc thông tin mới cần xem xét.
…
Như vậy, theo quy định trên thì điểm khởi đầu khi thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam được quy định như sau:
- Xác định đường lan truyền sinh vật gây hại mà theo đó đối tượng kiểm dịch thực vật có thể du nhập, lan rộng;
- Xác định sinh vật gây hại thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm dịch thực vật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú? Đối tượng nào sử dụng Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú?
- Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường bộ từ 01 01 2025 là bao nhiêu?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức chính thức kéo dài 9 ngày liên tục ra sao?
- Nội dung báo cáo kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách nhà nước gồm những gì? Thời gian nộp báo cáo?
- Giải pháp tinh gọn bộ máy nhà nước nêu tại Nghị quyết 18 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII thế nào?