Mẫu báo cáo số liệu cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn lập báo cáo?
Mẫu báo cáo số liệu cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
Mẫu báo cáo số liệu cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng mới nhất được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-NHNN.
Tải về Mẫu báo cáo số liệu cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng mới nhất
Hướng dẫn lập báo cáo số liệu cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng như sau:
(1) Đơn vị thực hiện báo cáo: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh; tổ chức tín dụng cho vay đặc biệt.
(2) Đơn vị nhận báo cáo:
- Đối với báo cáo do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện, đơn vị nhận báo cáo gồm: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Vụ Chính sách tiền tệ.
- Đối với báo cáo do tổ chức tín dụng cho vay đặc biệt thực hiện, đơn vị nhận báo cáo gồm: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (trường hợp bên vay đặc biệt thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh).
(3) Phương thức gửi báo cáo: Báo cáo dưới hình thức văn bản giấy, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
(4) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng báo cáo.
Tổ chức tín dụng cho vay đặc biệt trong trường hợp nào?
Theo Điều 4 Thông tư 37/2024/TT-NHNN quy định về các trường hợp cho vay đặc biệt như sau:
(1) Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt bằng nguồn tiền từ thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền trong các trường hợp sau:
- Cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô để chi trả tiền gửi cho người gửi tiền;
- Cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính, tổ chức tài chính vi mô để thực hiện phương án phục hồi đã được phê duyệt;
- Cho vay đặc biệt đối với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt để thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 đã được phê duyệt;
- Cho vay đặc biệt đối với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt để hỗ trợ phục hồi theo phương án chuyển giao bắt buộc theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã được phê duyệt.
(2) Đối với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cho vay đặc biệt trong các trường hợp sau:
- Cho vay đặc biệt đối với quỹ tín dụng nhân dân bị rút tiền hàng loạt để chi trả tiền gửi cho người gửi tiền;
- Cho vay đặc biệt đối với quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt để thực hiện phương án phục hồi đã được phê duyệt.
(3) Đối với tổ chức tín dụng khác (trừ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam) cho vay đặc biệt trong các trường hợp sau:
- Cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô để chi trả tiền gửi cho người gửi tiền;
- Cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính, tổ chức tài chính vi mô để thực hiện phương án phục hồi đã được phê duyệt;
- Cho vay đặc biệt đối với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt để thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 đã được phê duyệt.
Mẫu báo cáo số liệu cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn lập báo cáo? (hình từ internet)
Tổ chức tín dụng cho vay đặc biệt có trách nhiệm gì?
Theo Điều 32 Thông tư 37/2024/TT-NHNN quy định, tổ chức tín dụng cho vay đặc biệt có trách nhiệm sau:
- Xem xét, quyết định việc cho vay đặc biệt, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư này; báo cáo Ngân hàng Nhà nước (đơn vị được lấy ý kiến theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Thông tư này) việc chấp thuận hoặc không chấp thuận cho vay đặc biệt.
- Ban hành quy định nội bộ về việc cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, trong đó tối thiểu có các nội dung về xem xét, quyết định cho vay đặc biệt, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt, giải ngân, thu nợ cho vay đặc biệt, tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm.
- Trong trường hợp cho vay đặc biệt theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư 37/2024/TT-NHNN:
+ Đầu mối giám sát việc sử dụng vốn vay đặc biệt của bên vay đặc biệt;
+ Đôn đốc, yêu cầu bên vay đặc biệt trả nợ vay đặc biệt theo quy định tại Thông tư này, phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký;
+ Nhận tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với bên vay đặc biệt và quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo của tháng có dư nợ cho vay đặc biệt hoặc có thay đổi về khoản cho vay đặc biệt, báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
- Thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại Thông tư 37/2024/TT-NHNN và quy định của pháp luật có liên quan.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cho vay đặc biệt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hãng hàng không bị thu hồi quyền vận chuyển hàng không thường lệ trong trường hợp nào theo quy định hiện nay?
- Người phạm tội tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không? Người phạm tội tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự không?
- Con cháu có thể ủy nhiệm chăm sóc ông bà cho viện dưỡng lão khi ở xa không có điều kiện chăm sóc trực tiếp không?
- Khi nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới có cần phải báo cáo thông tin AE trong các thử nghiệm đa quốc gia mà Việt Nam tham gia không?
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?