Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ trưng cầu giám định pháp y tâm thần mới nhất là mẫu nào? Tải về tại đâu?
Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ trưng cầu giám định pháp y tâm thần mới nhất là mẫu nào? Tải về tại đâu?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình giám định pháp y tâm thần và Biểu mẫu sử dụng trong giám định pháp y tâm thần
1. Ban hành kèm theo Thông tư Phụ lục 1: Quy trình giám định pháp y tâm thần.
2. Ban hành kèm theo Thông tư Phụ lục 2; Biểu mẫu sử dụng trong giám định pháp y tâm thần theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền (sau đây viết tắt là theo trưng cầu) cụ thể như sau:
a) Mẫu số 1: Biên bản giao, nhận hồ sơ trưng cầu giám định.
b) Mẫu số 2: Biên bản tiếp nhận đối tượng giám định đang bị giam giữ.
c) Mẫu số 3: Biên bản bàn giao đối tượng giám định đang bị giam giữ.
d) Mẫu số 4: Biên bản tiếp nhận đối tượng giám định không đang trong thời gian bị giam giữ.
đ) Mẫu số 5: Biên bản bàn giao đối tượng giám định không đang trong thời gian bị giam giữ.
e) Mẫu số 6: Văn bản ghi nhận quá trình giám định pháp y tâm thần theo trưng cầu.
g) Mẫu số 7: Kết luận giám định pháp y tâm thần theo trưng cầu.
h) Mẫu số 8: Văn bản ghi nhận quá trình giám định pháp y tâm thần lại lần II hoặc giám định đặc biệt theo trưng cầu.
...
Theo đó, Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ trưng cầu giám định pháp y tâm thần mới nhất là Mẫu số 01 tại Phụ lục 2 được ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
Tải về Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ trưng cầu giám định pháp y tâm thần mới nhất.
Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ trưng cầu giám định pháp y tâm thần mới nhất là Mẫu nào? Tải về tại đâu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ trưng cầu giám định sức khỏe tâm thần trong vụ việc dân sự bao gồm những gì?
Căn cứ theo tiết 3.2 tiểu mục 3 Mục III phần A Phụ lục 1 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT quy định như sau:
III. Hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định
...
3.1.2. Trường hợp đối tượng giám định là bị hại
a) Quyết định trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng.
...
c) Các tài liệu theo quy định tại tiết c, tiết đ điểm 3.1.1.1 khoản III phần A Quy trình này.
3.2. Hồ sơ trưng cầu giám định sức khỏe tâm thần trong các vụ án, vụ việc hành chính, vụ việc dân sự:
a) Quyết định trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng.
b) Các tài liệu liên quan đến đối tượng giám định và vụ việc:
- Sơ yếu Lý lịch của đối tượng giám định: có dán ảnh mầu (đóng dấu giáp lai), ảnh chụp trên nền trắng cỡ 3x4 cm trong 06 tháng gần đây nhất, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi đối tượng giám định cư trú;
- Nội dung chi tiết vụ việc;
- Hợp đồng dân sự liên quan đến vụ việc (nếu có);
- Các giấy tờ liên quan khác;
- Biên bản phiên tòa (nếu có);
- Sơ yếu Lý lịch của người đề nghị, tranh chấp (nếu có);
c) Các tài liệu theo quy định tại tiết c, tiết d điểm 3.1.1.1 khoản III phần A Quy trình này.
4. Hồ sơ yêu cầu giám định pháp y tâm thần bao gồm:
a) Văn bản yêu cầu giám định pháp y tâm thần theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật giám định tư pháp;
b) Bản sao giấy tờ theo quy định tại khoản 1, Điều 26 Luật giám định tư pháp;
c) Các tài liệu theo quy định tại tiết c, tiết d điểm 3.1.1.1 khoản III phần A Quy trình này.
Như vậy, hồ sơ trưng cầu giám định sức khỏe tâm thần trong vụ việc dân sự sẽ bao gồm:
- Quyết định trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng.
+ Các tài liệu liên quan đến đối tượng giám định và vụ việc:
+ Sơ yếu Lý lịch của đối tượng giám định: có dán ảnh mầu (đóng dấu giáp lai), ảnh chụp trên nền trắng cỡ 3x4 cm trong 06 tháng gần đây nhất, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi đối tượng giám định cư trú;
+ Nội dung chi tiết vụ việc;
+ Hợp đồng dân sự liên quan đến vụ việc (nếu có);
+ Các giấy tờ liên quan khác;
+ Biên bản phiên tòa (nếu có);
+ Sơ yếu Lý lịch của người đề nghị, tranh chấp (nếu có);
+ Các tài liệu theo quy định tại tiết c, tiết d điểm 3.1.1.1 khoản III phần A Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT.
Người trưng cầu giám định tư pháp có quyền gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định đối với người trưng cầu giám định có các quyền sau đây:
- Trưng cầu cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật Giám định tư pháp 2012 thực hiện giám định;
- Yêu cầu cá nhân, tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Luật Giám định tư pháp 2012 trả kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn đã yêu cầu;
- Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám định pháp y tâm thần có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?