Mẫu biên bản họp của tổ chức cộng đồng về các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản là mẫu nào?
- Mẫu biên bản họp của tổ chức cộng đồng về các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản là mẫu nào?
- Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng gồm những gì?
- Trình tự sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng đối với trường hợp thay đổi tên được thực hiện thế nào?
Mẫu biên bản họp của tổ chức cộng đồng về các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản là mẫu nào?
Mẫu biên bản họp của tổ chức cộng đồng về các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản là Mẫu số 05.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP sau đây:
TẢI VỀ Mẫu biên bản họp của tổ chức cộng đồng về các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Mẫu biên bản họp của tổ chức cộng đồng về các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng
...
4. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 07.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thông tin về tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 04.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung tên tổ chức và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng;
c) Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và dự thảo phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản mới đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao;
d) Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và dự thảo quy chế mới đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng;
đ) Bản chính biên bản họp của tổ chức cộng đồng về các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 05.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Như vậy, theo quy định trên, khi đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
(1) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý;
(2) Thông tin về tổ chức cộng đồng đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung tên tổ chức và tên người đại diện của tổ chức cộng đồng;
(3) Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và dự thảo phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản mới đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao;
(4) Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện và dự thảo quy chế mới đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng;
(5) Bản chính biên bản họp của tổ chức cộng đồng về các nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung.
Trình tự sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng đối với trường hợp thay đổi tên được thực hiện thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 5 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng
...
5. Trình tự sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng như sau:
a) Đối với trường hợp thay đổi tên tổ chức cộng đồng, người đại diện tổ chức cộng đồng, Quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng: Đại diện tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thủy sản. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung. Trường hợp không ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
b) Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung vị trí, ranh giới khu vực địa lý được giao; phạm vi quyền được giao; phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản: Thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;
c) Quyết định sửa đổi, bổ sung nội dung Quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng theo Mẫu số 08.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên, trình tự sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định công nhận và giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng đối với trường hợp thay đổi tên của tổ chức cộng đồng được thực hiện như sau:
Bước 1: Đại diện tổ chức cộng đồng gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung.
Trường hợp không ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo vệ nguồn lợi thủy sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?