Mẫu Biên bản làm việc với Đảng viên xin ra khỏi Đảng? Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại?
Mẫu Biên bản làm việc với đảng viên xin ra khỏi Đảng?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 thì Đảng viên xin ra khỏi Đảng do chi bộ xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền chuẩn y kết nạp quyết định.
Hiện nay, không có quy định hướng dẫn cụ thể về Mẫu Biên bản làm việc với đảng viên xin ra khỏi Đảng. Do đó, người đọc có thể tham khảo mẫu dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu Biên bản làm việc với đảng viên xin ra khỏi Đảng
Mẫu Biên bản làm việc với đảng viên xin ra khỏi Đảng? (Hình từ Internet)
Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại?
Căn cứ tiểu mục 3.5 Mục 3 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 có quy định về kết nạp lại Đảng viên như sau:
3. Điều 4: Giới thiệu và kết nạp người vào Đảng
...
3.5. Về kết nạp lại người vào Đảng.
3.5.1. Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng theo quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng.
b) Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xoá án tích; đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình thì thực hiện theo quy định của Ban Bí thư), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp uỷ có thẩm quyền (huyện uỷ và tương đương) xem xét, quyết định.
c) Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các Khoản 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng.
3.5.2. Đối tượng không xem xét kết nạp lại.
Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.
3.5.3. Chỉ kết nạp lại một lần.
3.5.4. Những đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị.
Đối chiếu với quy định trên, truòng hợp Đảng viên xin ra khỏi Đảng vẫn có thể được kết nạp lại nếu có đủ các điều kiện sau:
(1) Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng theo quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011
(2) Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xoá án tích; đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình thì thực hiện theo quy định của Ban Bí thư), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp uỷ có thẩm quyền (huyện uỷ và tương đương) xem xét, quyết định.
(3) Thực hiện đúng các thủ tục quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011
Lưu ý: Không xem xét kết nạp lại đối với Đảng viên ra khỏi Đảng vì các lý do sau đây:
- Tự bỏ sinh hoạt đảng;
- Làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn);
- Gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng;
- Bị kết án vì tội tham nhũng;
- Bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.
Thủ tục cho phép Đảng viên xin ra khỏi Đảng được quy định thế nào?
Thủ tục cho phép Đảng viên xin ra khỏi Đảng được quy định tại Mục 11 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, cụ thể:
11. Xoá tên đảng viên trong danh sách đảng viên và đảng viên xin ra khỏi Đảng
11.1. Việc xoá tên đảng viên trong danh sách đảng viên
a) Đảng viên làm bản tự kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ. Trường hợp chi ủy đã yêu cầu đến lần thứ 3 nhưng đảng viên đó không làm bản kiểm điểm hoặc không đến dự họp để kiểm điểm thì chi bộ vẫn xem xét, xử lý đối với đảng viên đó.
Trường hợp đảng viên cố tình không làm bản kiểm điểm theo yêu cầu của chi bộ thì chi bộ thực hiện ngay quy trình đề nghị xoá tên đảng viên.
b) Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở, cấp có thẩm quyền xem xét xoá tên đảng viên, thực hiện thủ tục xem xét theo hướng dẫn tại Điểm 4.6, Mục 4 của Hướng dẫn này.
c) Giải quyết khiếu nại xoá tên đảng viên:
Thực hiện theo Quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
11.2. Đảng viên xin ra khỏi Đảng
a) Đối tượng và thủ tục
- Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng.
- Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.
- Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở xem xét, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xét, quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xoá tên trong danh sách đảng viên.
- Đảng ủy cơ sở được ủy quyền kết nạp đảng viên, khai trừ đảng viên thì ra quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên.
b) Đảng viên đã được cấp ủy có thẩm quyền quyết định cho ra khỏi Đảng, nếu có nhu cầu được cấp giấy xác nhận tuổi đảng thì cấp ủy có thẩm quyền xét, cấp “Giấy xác nhận tuổi đảng” cho những người đó.
Theo quy định trên thì chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng.
Thủ tục cho phép Đảng viên xin ra khỏi Đảng:
- Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.
- Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở xem xét, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xét, quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xoá tên trong danh sách đảng viên.
- Đảng ủy cơ sở được ủy quyền kết nạp đảng viên, khai trừ đảng viên thì ra quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xóa tên đảng viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?