Mẫu biên bản tiếp nhận người phạm tội tự thú mới nhất? Người phạm tội đến tự thú thì cơ quan tiếp nhận cần làm gì?

Em ơi cho anh hỏi: Mẫu biên bản tiếp nhận người phạm tội tự thú mới nhất? Người phạm tội đến tự thú thì cơ quan tiếp nhận cần làm gì? Bên cạnh đó người phạm tội tự thú có phải là điều kiện để được áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm không? Đây là câu hỏi của anh Khánh Toàn đến từ Bình Dương.

Mẫu biên bản tiếp nhận người phạm tội tự thú mới nhất?

Căn cứ theo Biểu mẫu 24 Mục 1 Danh mục biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự được ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA quy định mẫu biên bản tiếp nhận người phạm tội tự thú mới như sau:

Hướng dẫn điền mẫu biên bản tiếp nhận người phạm tội tự thú mới:

(1) Mẫu dùng khi người phạm tội đến tự thú hoặc đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản theo khoản 1 Điều 152 BLTTHS;

(2) Ghi tóm tắt diễn biến sự việc, lời khai của người tự thú/đầu thú và những đồ vật, tài liệu thu giữ do người tự thú/đầu thú giao nộp

(3) Sức khỏe bình thường hoặc có thương tích, bệnh lý.

Tải mẫu biên bản tiếp nhận người phạm tội tự thú mới nhất.

Tải về.

Tự thú

Người phạm tội tự thú (Hình từ Internet)

Người phạm tội tự thú có phải là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự không?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
6. Người phạm tội tự thú.

Theo đó, chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ sau đây:

- Tố giác của cá nhân;

- Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

- Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

- Người phạm tội tự thú.

Như vậy, người phạm tội tự thú là một trong những căn cứ để khởi tố vụ án hình sự.

Người phạm tội đến tự thú thì cơ quan tiếp nhận cần làm gì?

Căn cứ theo Điều 152 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Người phạm tội tự thú, đầu thú
1. Khi người phạm tội đến tự thú, đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú, đầu thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.
2. Trường hợp xác định tội phạm do người tự thú, đầu thú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, giải quyết.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Như vậy, người phạm tội đến tự thú thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú.

Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.

Trường hợp xác định tội phạm do người tự thú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, giải quyết.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người phạm tội tự thú, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Người phạm tội tự thú có phải là điều kiện để được áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm không?

Căn cứ theo Điều 456 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
1. Thủ tục rút gọn được áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm khi có đủ các điều kiện:
a) Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú;
b) Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
c) Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;
d) Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng.
2. Thủ tục rút gọn được áp dụng trong xét xử phúc thẩm khi có một trong các điều kiện:
a) Vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo;
b) Vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo.

Theo đó, người phạm tội tự thú là một trong những điều kiện để được áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm.

Nhưng để được áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú;

- Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;

- Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;

- Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tự thú

Nguyễn Nhật Vy

Tự thú
Người phạm tội tự thú
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tự thú có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào