Mẫu biên bản xác định giá trị còn lại của nhà ở cũ thuộc tài sản công mới nhất? Tải mẫu tại đâu?
Mẫu biên bản xác định giá trị còn lại của nhà ở cũ thuộc tài sản công mới nhất?
Mẫu biên bản xác định giá trị còn lại của nhà ở cũ thuộc tài sản công mới nhất là Mẫu số 01 của Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 95/2024/NĐ-CP như sau:
TẢI VỀ Mẫu biên bản xác định giá trị còn lại của nhà ở cũ thuộc tài sản công
Mẫu biên bản xác định giá trị còn lại của nhà ở cũ thuộc tài sản công mới nhất? Tải mẫu tại đâu? (Hình từ Internet)
Phương pháp xác định giá trị còn lại của nhà ở cũ thuộc tài sản công khi thực hiện bán nhà ở được xác định thế nào?
Phương pháp xác định giá trị còn lại của nhà ở cũ thuộc tài sản công khi thực hiện bán nhà ở được xác định theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 95/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Giá trị còn lại của nhà ở cũ thuộc tài sản công được xác định căn cứ vào tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà ở, giá nhà ở xây dựng mới và diện tích sử dụng tại thời điểm bán. Công thức tính như sau:
Giá trị còn lại của nhà ở (đ) | = | Tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà ở (%) | x | Giá nhà ở xây dựng mới (đ/m2 sử dụng) | x | Diện tích sử dụng (m2) |
(2) Tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà ở cũ thuộc tài sản công được xác định đồng thời theo 02 phương pháp sau đây:
- Phương pháp phân tích kinh tế - kỹ thuật: Tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà ở được xác định căn cứ vào tỷ lệ chất lượng còn lại của các kết cấu chính (móng, khung, cột, tường, nền, sàn, kết cấu đỡ mái và mái) tạo nên nhà ở đó và tỷ lệ giá trị của các kết cấu chính đó so với tổng giá trị của ngôi nhà. Công thức tính như sau:
Trong đó:
+ i: số thứ tự của kết cấu chính
+ n: số các kết cấu chính.
+ Tỷ lệ chất lượng còn lại của kết cấu chính do Hội đồng xác định giá bán nhà ở hoặc đơn vị quản lý vận hành nhà ở (nếu được giao) xác định căn cứ vào thiết kế ban đầu, thiết kế cải tạo, nâng cấp do cơ quan quản lý nhà đã thực hiện và thực trạng của các kết cấu đó theo các chỉ tiêu hướng dẫn tại Bảng 01 Mục 3 Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 95/2024/NĐ-CP.
+ Việc xác định tỷ lệ giá trị của các kết cấu chính so với tổng giá trị của ngôi nhà thực hiện theo hướng dẫn tại Bảng 02 Mục 3 Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 95/2024/NĐ-CP.
+ Trong trường hợp nhà ở hoặc căn hộ có thiết kế đặc biệt thì Hội đồng xác định giá bán nhà ở hoặc đơn vị quản lý vận hành nhà ở (nếu được giao) căn cứ vào thiết kế ban đầu, thiết kế cải tạo, nâng cấp do cơ quan quản lý nhà đã thực hiện và thực trạng của nhà hoặc căn hộ đó để xác định tỷ lệ chất lượng còn lại và tỷ lệ giá trị của các kết cấu khác cho phù hợp thực tế.
+ Trường hợp nhà ở không còn hồ sơ thiết kế thì thực hiện theo phương pháp thống kê - kinh nghiệm quy định tại điểm b Mục 1 Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 95/2024/NĐ-CP.
- Phương pháp thống kê - kinh nghiệm: Tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà ở cũ được xác định căn cứ vào thực trạng của nhà, niên hạn sử dụng và thời gian đã sử dụng của nhà ở đó.
Việc phân cấp nhà ở thực hiện theo quy định tại Điều 72 Nghị định 95/2024/NĐ-CP, trên cơ sở thiết kế ban đầu, thiết kế cải tạo, nâng cấp do cơ quan quản lý nhà đã thực hiện.
Hồ sơ đề nghị bán nhà ở cũ thuộc tài sản công gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Nghị định 95/2024/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị bán nhà ở cũ thuộc tài sản công bao gồm các giấy tờ tài liệu sau:
(1) Đơn đề nghị mua nhà ở được lập theo Mẫu số 03 của Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 95/2024/NĐ-CP;
(2) Bản chính hợp đồng thuê nhà ở; bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh đã nộp đủ tiền thuê nhà ở và chi phí quản lý vận hành nhà ở đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mua nhà ở đối với loại nhà ở phải nộp chi phí quản lý vận hành nhà ở; trường hợp là vợ chồng thì phải có bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận kết hôn.
+ Trường hợp người có tên trong hợp đồng thuê nhà ở đã xuất cảnh ra nước ngoài thì phải có văn bản ủy quyền (có xác nhận của cơ quan công chứng hoặc chứng thực theo quy định) cho các thành viên khác đứng tên mua nhà ở; nếu có thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà ở đã chết thì phải có giấy chứng tử kèm theo.
+ Trường hợp có thành viên thuê nhà ở khước từ quyền mua và đứng tên trong Giấy chứng nhận đối với nhà ở thì phải có văn bản khước từ quyền mua, không đứng tên trong Giấy chứng nhận và cam kết không có tranh chấp, khiếu kiện về việc mua bán nhà ở này;
(3) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền mua nhà ở (nếu có).
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhà ở cũ thuộc tài sản công có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?