Mẫu cam kết tài sản riêng trong quan hệ hôn nhân mới nhất? Có bắt buộc phải nhập tài sản riêng vào tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân?
Vợ chồng có quyền gì đối với tài sản riêng của mình? Có bắt buộc phải nhập tài sản riêng vào tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân?
Căn cứ Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng như sau:
Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Và theo khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
Như vậy, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản riêng của họ, tài sản của người nào thì người đó có quyền định đoạt không bắt buộc phải có sự đồng ý hay thông qua người còn lại.
Và việc nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung sẽ do người sở hữu tài sản riêng quyết định.
Mẫu cam kết tài sản riêng trong quan hệ hôn nhân mới nhất? Có bắt buộc phải nhập tài sản riêng vào tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân? (Hình từ Internet)
Mẫu cam kết tài sản riêng trong quan hệ hôn nhân mới nhất?
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan chưa quy định cụ thể mẫu cam kết tài sản riêng trong thời quan hệ hôn nhân.
Có thể tham khảo mẫu cam kết tài sản riêng trong quan hệ hôn nhân dưới đây:
Tải về Mẫu cam kết tài sản riêng trong quan hệ hôn nhân mới nhất.
Chồng là người giám hộ của vợ thì có quyền định đoạt tài sản riêng của người vợ không?
Căn cứ khoản 1 Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc quản lý tài sản của người được giám hộ như sau:
Quản lý tài sản của người được giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, trong trường hợp người chồng đủ điều kiện làm người giám hộ của người vợ thì người chồng phải có trách nhiệm quản lý tài sản của vợ như của mình.
Bên cạnh đó, chồng chỉ được thực hiên các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản vì lợi ích của người vợ.
Lưu ý: Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người vợ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản riêng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?