Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động thủy sản đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được quy định như thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động thủy sản đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được quy định như thế nào?
- Trình tự cấp Giấy phép hoạt động thủy sản đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được thực hiện ra sao?
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài tự ý sửa chữa nội dung Giấy phép hoạt động thủy sản thì có bị thu hồi giấy phép không?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động thủy sản đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 26/2019/NĐ-CP về việc cấp Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam như sau:
Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 11.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao chứng thực các giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 55 Luật Thủy sản;
c) Danh sách thuyền viên, người làm việc trên tàu cá theo Mẫu số 12.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam gồm:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 11.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản sao chứng thực các giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 55 Luật Thủy sản;
- Danh sách thuyền viên, người làm việc trên tàu cá theo Mẫu số 12.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động thủy sản đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được quy định theo Mẫu số 11.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP. Tải về
Trình tự cấp Giấy phép hoạt động thủy sản đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 48 Nghị định 26/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP) về cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam:
Theo đó, trình tự cấp Giấy phép hoạt động thủy sản đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được thực hiện như sau:
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp Giấy phép hoạt động trong vùng biển Việt Nam gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về danh sách thuyền viên và người làm việc trên tàu.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phải có ý kiến trả lời bằng văn bản.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp Giấy phép hoạt động thủy sản của tàu nước ngoài trong vùng biển Việt Nam theo Mẫu số 15.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
- Sau khi cấp Giấy phép hoạt động thủy sản của tàu nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tàu đến khai thác thủy sản ở vùng biển Việt Nam và Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao biết để phối hợp theo dõi và quản lý;
- Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Trình tự cấp Giấy phép hoạt động thủy sản đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được thực hiện ra sao? (Hình từ internet)
Tổ chức, cá nhân nước ngoài tự ý sửa chữa nội dung Giấy phép hoạt động thủy sản thì có bị thu hồi giấy phép không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 56 Luật Thuỷ sản 2017 quy định như sau:
Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
...
5. Giấy phép hoạt động thủy sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy phép;
b) Hoạt động không đúng với nội dung ghi trong giấy phép;
c) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc dự án hợp tác kết thúc trước thời hạn của giấy phép;
d) Không còn đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này;
đ) Tàu bị hủy, chìm đắm không thể trục vớt, mất tích;
e) Thủy sản trên tàu có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp.
...
Theo quy định trên thì trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài tự ý sửa chữa nội dung Giấy phép hoạt động thủy sản thì có thể bị thu hồi giấy phép theo quy định của pháp luật.
Trương Thị Mỹ Tiên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy phép hoạt động thủy sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?