Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sao chép tranh danh nhân văn hóa mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sao chép tranh danh nhân văn hóa mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Việc sao chép tranh danh nhân văn hóa phải thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ cấp giấy phép sao chép tranh danh nhân văn hóa gồm những giấy tờ nào?
- Cá nhân sao chép tranh danh nhân văn hóa có cần phải đăng ký hoạt động không?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sao chép tranh danh nhân văn hóa mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sao chép tranh danh nhân văn hóa mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 113/2013/NĐ-CP như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sao chép tranh danh nhân văn hóa mới nhất hiện nay: TẠI ĐÂY.
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sao chép tranh danh nhân văn hóa mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc sao chép tranh danh nhân văn hóa phải thực hiện như thế nào?
Việc sao chép tranh danh nhân văn hóa được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 113/2013/NĐ-CP về sao chép tác phẩm mỹ thuật như sau:
Sao chép tác phẩm mỹ thuật
1. Việc sao chép tác phẩm mỹ thuật thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
2. Việc sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, ngoài việc thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau:
a) Đối với sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc đặt ở nơi công cộng phải được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép, trừ trường hợp xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng quy định tại Chương IV Nghị định này;
b) Tổ chức, cá nhân hành nghề sao chép, trưng bày tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ phải bảo đảm sự tôn kính.
…
Như vậy, theo quy định trên thì việc sao chép tranh danh nhân văn hóa phải thực hiện như sau:
- Phải thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
- Sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa nhằm mục đích kinh doanh hoặc đặt ở nơi công cộng phải được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép; trừ trường hợp xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng quy định tại Chương IV Nghị định này;
- Tổ chức, cá nhân hành nghề sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa phải bảo đảm sự tôn kính.
Hồ sơ cấp giấy phép sao chép tranh danh nhân văn hóa gồm những giấy tờ nào?
Hồ sơ cấp giấy phép sao chép tranh danh nhân văn hóa gồm các giấy tờ được quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 113/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 11/2019/NĐ-CP về sao chép tác phẩm mỹ thuật như sau:
Sao chép tác phẩm mỹ thuật
…
3. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ:
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sở tại. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 5);
b) Ảnh màu kích thước 18x24 cm chụp bản mẫu và bản sao;
c) Hợp đồng sử dụng tác phẩm hoặc văn bản đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm mẫu: Nộp bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); nộp bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện)
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét cấp giấy phép (mẫu số 6); trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ cấp giấy phép sao chép tranh danh nhân văn hóa gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 5) được hướng dẫn ở trên;
- Ảnh màu kích thước 18x24 cm chụp bản mẫu và bản sao;
- Hợp đồng sử dụng tác phẩm hoặc văn bản đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm mẫu: Nộp bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); nộp bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện).
Cá nhân sao chép tranh danh nhân văn hóa có cần phải đăng ký hoạt động không?
Cá nhân sao chép tranh danh nhân văn hóa có cần phải đăng ký hoạt động không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 113/2013/NĐ-CP như sau:
Trưng bày, mua bán tác phẩm mỹ thuật
1. Tổ chức, cá nhân trưng bày, mua bán, sao chép tác phẩm mỹ thuật phải đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và các quy định tại Nghị định này.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện hoạt động trưng bày, mua bán, sao chép tác phẩm mỹ thuật theo nội dung đăng ký quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân sao chép tranh danh nhân văn hóa cần phải đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và các quy định tại Nghị định này.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sao chép tác phẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?