Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng 10.000 m3/ngày đêm?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng 10.000 m3/ngày đêm?
- Cách ghi mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng 10.000 m3/ngày đêm?
- Ai có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng 10.000 m3/ngày đêm?
Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng 10.000 m3/ngày đêm?
Hiện nay, mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng 10.000 m3/ngày đêm là mẫu 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP.
TẢI VỀ mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng 10.000 m3/ngày đêm mới nhất 2023.
Ngoài mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng 10.000 m3/ngày đêm thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép còn bao gồm những giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 02/2023/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên; thiết kế giếng thăm dò đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm.
...
Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng 10.000 m3/ngày đêm? (Hình từ Internet)
Cách ghi mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng 10.000 m3/ngày đêm?
Cách ghi mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng 10.000 m3/ngày đêm được hướng dẫn theo quy định tại mẫu 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Tên cơ quan cấp phép: Ghi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
(2) Ghi rõ địa chỉ cụ thể hoặc thôn/ấp...,xã/phường..., huyện/quận..., tỉnh/thành phố….., nơi bố trí công trình thăm dò; trường hợp công trình thăm dò bố trí trong nhiều đơn vị hành chính thì ghi cụ thể các đơn vị hành chính nơi đặt các công trình thăm dò. Ghi rõ toạ độ các điểm góc giới hạn phạm vi bố trí công trình thăm dò theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục, múi chiếu.
(3) Ghi rõ thăm dò nước dưới đất để cấp nước cho mục đích: sinh hoạt, sản xuất, tưới, nuôi trồng thủy sản....; trường hợp thăm dò để cấp nước cho nhiều mục đích thì ghi rõ dự kiến lưu lượng để cấp cho từng mục đích.
(4) Ghi rõ tổng số giếng, tổng lưu lượng thăm dò (m3/ngày đêm) và dự kiến lưu lượng của từng giếng.
(5) Ghi rõ tầng chứa nước, chiều sâu dự kiến của các giếng thăm dò; trường hợp thăm dò nhiều tầng chứa nước thì ghi rõ các tầng thăm dò, số lượng giếng, lưu lượng dự kiến thăm dò trong từng tầng chứa nước.
(6) Ghi rõ thời gian bắt đầu thi công, dự kiến thời gian hoàn thành công tác thi công, thời gian hoàn thành công tác lập báo cáo kết quả thăm dò.
Ai có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng 10.000 m3/ngày đêm?
Thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng 10.000 m3/ngày đêm được quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 02/2023/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép tài nguyên nước
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau đây:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
c) Khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
d) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên và có dung tích toàn bộ từ 03 triệu m3 trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước khác cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng khai thác từ 5 m3/giây trở lên;
đ) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản này có dung tích toàn bộ từ 20 triệu m3 trở lên;
e) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;
g) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;
h) Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 1.000.000 m3/ngày đêm trở lên.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều này.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại điểm b, điểm h khoản 1 Điều này.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng 10.000 m3/ngày đêm.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được dùng chứng chỉ hành nghề để bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp không? Yêu cầu tham gia các chương trình bồi dưỡng?
- Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng cuối năm? Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng được quy định như thế nào?
- Mẫu báo cáo tổng kết công tác công đoàn cơ sở giáo dục mới nhất? Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn?
- Mở bài chung cho tất cả các tác phẩm hay, chọn lọc nhất? Tác phẩm nào phải có trong chương trình GDPT 2018 của môn ngữ văn?
- Người đi tù về đã được Tòa án xóa án tích thì có được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở không?