Mẫu đơn đề nghị giải quyết bán phần diện tích nhà đất sử dụng chung trong nhà ở cũ thuộc tài sản công?
- Mẫu đơn đề nghị giải quyết bán phần diện tích nhà đất sử dụng chung trong nhà ở cũ thuộc tài sản công?
- Hồ sơ đề nghị giải quyết bán phần diện tích nhà đất sử dụng chung của nhà ở cũ thuộc tài sản công gồm những gì?
- Trình tự, thủ tục giải quyết việc bán phần diện tích nhà đất sử dụng chung trong nhà ở cũ thuộc tài sản công thế nào?
- Nhà ở cũ thuộc tài sản công do ai làm đại diện chủ sở hữu?
Mẫu đơn đề nghị giải quyết bán phần diện tích nhà đất sử dụng chung trong nhà ở cũ thuộc tài sản công?
Mẫu đơn đề nghị giải quyết bán phần diện tích nhà đất sử dụng chung trong nhà ở cũ thuộc tài sản công là Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 95/2024/NĐ-CP như sau:
TẢI VỀ Mẫu đơn đề nghị giải quyết bán phần diện tích nhà đất sử dụng chung trong nhà ở cũ thuộc tài sản công
Mẫu đơn đề nghị giải quyết bán phần diện tích nhà đất sử dụng chung trong nhà ở cũ thuộc tài sản công? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị giải quyết bán phần diện tích nhà đất sử dụng chung của nhà ở cũ thuộc tài sản công gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Nghị định 95/2024/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị giải quyết bán phần diện tích nhà đất sử dụng chung của nhà ở cũ thuộc tài sản công bao gồm:
(1) Đơn đề nghị được lập theo Mẫu số 04 của Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 95/2024/NĐ-CP;
(2) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đối với phần diện tích nhà, đất đã mua;
Nếu chưa có Giấy chứng nhận thì phải có hợp đồng mua bán phần diện tích nhà ở đã ký với cơ quan có thẩm quyền, giấy tờ chứng minh đã thanh toán hết tiền mua phần diện tích nhà đất theo hợp đồng đã ký;
- Trường hợp là vợ chồng thì phải có bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận kết hôn.
Trình tự, thủ tục giải quyết việc bán phần diện tích nhà đất sử dụng chung trong nhà ở cũ thuộc tài sản công thế nào?
Trình tự, thủ tục giải quyết việc bán phần diện tích nhà đất sử dụng chung trong nhà ở cũ thuộc tài sản công được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 77 Nghị định 95/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Bước 1: Người đề nghị gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ đến đơn vị đang quản lý vận hành nhà ở hoặc đến cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở;
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và ghi giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ, trong đó ghi rõ ngày nhận kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ không có đủ các giấy tờ theo quy định thì trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận phải có văn bản đề nghị người có đơn bổ sung giấy tờ còn thiếu theo quy định.
+ Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ là đơn vị quản lý vận hành nhà ở thì trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, đơn vị quản lý vận hành nhà ở có trách nhiệm kiểm tra và lập danh sách kèm theo hồ sơ để báo cáo cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh;
Bước 3: Trong thời hạn tối đa 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ báo cáo của đơn vị quản lý vận hành nhà ở, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổ chức họp Hội đồng xác định giá bán nhà ở để tính tiền nhà, tiền sử dụng đất theo quy định và có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trường hợp cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ thì trong thời hạn tối đa 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải kiểm tra và tổ chức họp Hội đồng xác định giá bán nhà ở;
Bước 4: Trong thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành quyết định bán phần diện tích nhà, đất sử dụng chung trong khuôn viên nhà ở cũ cho người mua.
Quyết định này được gửi đến cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh và đơn vị quản lý vận hành nhà ở để thông báo cho người mua biết để thực hiện ký kết hợp đồng. Trường hợp người mua không thực hiện theo thông báo thì giải quyết theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 75 Nghị định 95/2024/NĐ-CP;
Bước 5: Sau khi người mua nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định, cơ quan quản lý nhà ở chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận cho người mua hoặc đăng ký biến động Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của pháp luật về đất đai.
Nhà ở cũ thuộc tài sản công do ai làm đại diện chủ sở hữu?
Nhà ở cũ thuộc tài sản công được quy định tại Điều 2 Luật Nhà ở 2023 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
9. Nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân là nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua, cho thuê cho đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định của Luật này.
10. Nhà ở cũ là nhà ở được đầu tư xây dựng từ năm 1994 trở về trước, bao gồm cả nhà chung cư.
11. Nhà ở thuộc tài sản công là nhà ở thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
12. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở là tập hợp đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo hoặc sửa chữa nhà ở, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở trên một địa điểm nhất định trong thời hạn và chi phí xác định.
...
Theo đó, nhà ở cũ thuộc tài sản công là nhà ở thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhà ở cũ thuộc tài sản công có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?