Mẫu đơn đề nghị kiểm định thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện hiện nay là mẫu nào? Tải về file word?
- Mẫu đơn đề nghị kiểm định thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện hiện nay là mẫu nào? Tải về file word?
- Hồ sơ thẩm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện gồm những gì?
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác kiểm định thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị kiểm định thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện hiện nay là mẫu nào? Tải về file word?
Mẫu đơn đề nghị kiểm định thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện hiện nay là mẫu tại Phụ lục số 01 được ban hành kèm theo Thông tư 07/2020/TT-BTTTT quy định như sau:
Tải về Mẫu đơn đề nghị kiểm định thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện hiện nay tại đây.
Mẫu đơn đề nghị kiểm định thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện hiện nay là mẫu nào? Tải về file word? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thẩm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 07/2020/TT-BTTTT quy định như sau:
Thủ tục thẩm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định
1. Hồ sơ thẩm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định bao gồm:
a) Đơn đề nghị kiểm định theo quy định tại Phụ lục số 01;
b) Kết quả đo kiểm được lập bởi đơn vị đo kiểm quy định tại Điều 4 của Thông tư này;
c) Các tài liệu mô tả, hướng dẫn sử dụng thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện (trong trường hợp kiểm định lần đầu).
2. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ: Trực tiếp tại trụ sở của tổ chức kiểm định hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính đến tổ chức kiểm định hoặc gửi trực tuyến qua các cổng dịch vụ công.
3. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 1 điều này, tổ chức kiểm định phải thông báo cho tổ chức, doanh nghiệp bằng văn bản về việc đã tiếp nhận hồ sơ quy định tại Khoản 1 điều này và thông báo phí thẩm định điều kiện hoạt động viễn thông đối với thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện (sau đây gọi tắt là phí thẩm định).
4. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày tổ chức, doanh nghiệp nộp phí thẩm định theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này, tổ chức kiểm định tiến hành thẩm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định.
5. Trường hợp có sự không phù hợp trong quá trình thẩm định, tổ chức kiểm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, doanh nghiệp nêu rõ điểm không phù hợp. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày, kể từ ngày có thông báo của tổ chức kiểm định, tổ chức, doanh nghiệp phải khắc phục những điểm không phù hợp và nộp lại hồ sơ cho tổ chức kiểm định để tiếp tục thẩm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định trong mười (10) ngày. Trường hợp không nộp hồ sơ khắc phục đúng thời hạn, tổ chức kiểm định có quyền từ chối tiếp tục thẩm định, không phải hoàn lại phí thẩm định và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, doanh nghiệp.
6. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, tổ chức, doanh nghiệp phải niêm yết bản sao Giấy chứng nhận kiểm định tại vị trí dễ nhìn, bên ngoài nhà trạm thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện.
Theo đó, hồ sơ thẩm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện bao gồm:
- Đơn đề nghị kiểm định theo quy định tại Phụ lục số 01; Tải về
- Kết quả đo kiểm được lập bởi đơn vị đo kiểm quy định tại Điều 4 của Thông tư 07/2020/TT-BTTTT;
- Các tài liệu mô tả, hướng dẫn sử dụng thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện (trong trường hợp kiểm định lần đầu).
Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác kiểm định thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 07/2020/TT-BTTTT quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác kiểm định thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện như sau:
- Cục Viễn thông có trách nhiệm:
+ Hướng dẫn các Sở Thông tin và Truyền thông, các tổ chức kiểm định, các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan thực hiện Thông tư này;
+ Thanh tra, kiểm tra tổ chức, doanh nghiệp và tổ chức kiểm định về việc chấp hành quy định về kiểm định trên phạm vi cả nước;
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác kiểm định trên phạm vi cả nước;
+ Công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Viễn thông thông tin về các tổ chức kiểm định;
+ Tổng hợp, báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông về tình hình triển khai công tác kiểm định trên phạm vi cả nước;
+ Nghiên cứu, đề xuất với Bộ Thông tin và Truyền thông những chính sách phù hợp liên quan đến công tác kiểm định.
- Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Thông tin và Truyền thông) có trách nhiệm:
+ Thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện công tác kiểm định trên địa bàn quản lý theo thực tế và thông tin được cập nhật trên trang thông tin điện tử của Cục Viễn thông;
+ Thanh tra, kiểm tra các tổ chức, doanh nghiệp về việc chấp hành quy định về kiểm định trên địa bàn quản lý;
+ Phát hiện và phản ánh các vấn đề liên quan đến công tác kiểm định thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện, báo cáo và đề xuất với Bộ Thông tin và Truyền thông các biện pháp giải quyết.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm định thiết bị viễn thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?