Mẫu đơn đề nghị thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
- Những báo hiệu đường thủy nội địa phải được thỏa thuận trước khi thiết lập?
- Mẫu đơn đề nghị thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa?
- Trình tự thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa được quy định thế nào?
Những báo hiệu đường thủy nội địa phải được thỏa thuận trước khi thiết lập?
Báo hiệu đường thủy nội địa phải được thỏa thuận trước khi thiết lập được quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền, thủ tục thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa đối với công trình xây dựng, hoạt động trên đường thủy nội địa
1. Báo hiệu sau đây phải thỏa thuận trước khi thiết lập
a) Báo hiệu luồng chuyên dùng;
b) Báo hiệu công trình quy định tại các điểm d, đ, e khoản 2 và quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định này.
...
Theo quy định trên, những báo hiệu đường thủy nội địa phải được thỏa thuận trước khi thiết lập gồm:
- Báo hiệu luồng chuyên dùng
- Báo hiệu các công trình, hoạt động sau:
+ Kè, đập, cầu, bến phà, cảng cá.
+ Phong điện, nhiệt điện, thủy điện.
+ Công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng.
+ Các hoạt động thi công công trình; thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản.
+ Khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản (bè cá, lồng cá, đăng, đáy cá, bãi nuôi trồng thủy sản, hải sản); tổ chức vui chơi, giải trí, diễn tập, thể thao, lễ hội; họp chợ, làng nghề; hoạt động thực hành đào tạo nghề trên đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước ngoài phạm vi luồng có hoạt động vận tải hoặc trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa.
+ Khu vực tổ chức điều tiết, thường trực chống va trôi, hỗ trợ giao thông, hạn chế giao thông.
+ Các hoạt động khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Mẫu đơn đề nghị thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Theo Mẫu số 22 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 08/2021/NĐ-CP thì mẫu đơn đề nghị thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa mới nhất hiện nay có dạng như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa mới nhất hiện nay tại đây
Cơ quan nào có thẩm quyền thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa?
Thẩm quyền thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa được quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền, thủ tục thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa đối với công trình xây dựng, hoạt động trên đường thủy nội địa
...
2. Thẩm quyền thỏa thuận thiết lập báo hiệu
a) Chi cục đường thủy nội địa khu vực thỏa thuận thiết lập báo hiệu đối với luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia,công trình, khu vực hoạt động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trên đường thủy nội địa quốc gia và đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia trừ báo hiệu được thiết lập tại cảng, bến thủy nội địa;
b) Sở Giao thông vận tải thỏa thuận thiết lập báo hiệu đối với luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương, công trình, khu vực hoạt động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trên đường thủy nội địa địa phương và đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương.
...
Theo đó, Chi cục đường thủy nội địa khu vực thỏa thuận thiết lập báo hiệu đối với luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia,công trình, khu vực hoạt động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 nêu trên trên đường thủy nội địa quốc gia và đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia trừ báo hiệu được thiết lập tại cảng, bến thủy nội địa.
Sở Giao thông vận tải thỏa thuận thiết lập báo hiệu đối với luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương, công trình, khu vực hoạt động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 nêu trên trên đường thủy nội địa địa phương và đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương.
Trình tự thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa được quy định thế nào?
Thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa được thực hiện theo trình tự được quy định tại khoản 5 Điều 29 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền, thủ tục thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa đối với công trình xây dựng, hoạt động trên đường thủy nội địa
...
4. Hồ sơ thỏa thuận thiết lập báo hiệu
a) Đơn đề nghị thỏa thuận thiết lập báo hiệu theo Mẫu số 22 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Sơ đồ dự kiến vị trí báo hiệu.
5. Trình tự thỏa thuận
a) Tổ chức, cá nhân thiết lập báo hiệu nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền thỏa thuận quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này có văn bản thỏa thuận thiết lập báo hiệu gửi chủ đầu tư.
6. Tổ chức, cá nhân quản lý đường thủy nội địa chuyên dùng có trách nhiệm thông báo việc thiết lập và đưa báo hiệu vào sử dụng trên luồng chuyên dùng theo Mẫu số 23 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, tổ chức, cá nhân thiết lập báo hiệu nộp 01 bộ hồ sơ thỏa thuận thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền thỏa thuận.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thỏa thuận thiết lập báo hiệu gửi chủ đầu tư.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Báo hiệu đường thủy nội địa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?