Mẫu đơn song ngữ đăng ký hiến tạng mới nhất hiện nay? Tổ chức tang lễ đối với người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết ra sao?

Cho hỏi rằng tôi có bạn người nước ngoài hỏi về việc mẫu đơn song ngữ đăng ký hiến tạng mới nhất hiện nay tại Việt Nam mình? Và việc tổ chức tang lễ đối với người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết ra sao? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn X.H (Hà Nội).

Mẫu đơn song ngữ đăng ký hiến tạng mới nhất hiện nay?

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 3 Luật Hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006, cụ thể như sau:

6. Hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.
7. Lấy mô, bộ phận cơ thể người là việc tách mô, bộ phận từ cơ thể người hiến khi còn sống hoặc sau khi chết.

Từ đó có thể hiểu rằng hiến tạng là một thuật ngữ gần gũi và được sử dụng nhiều hơn trong đời sống.

Tuy nhiên đúng quy định pháp luật thì đây được gọi là " Hiến mô, bộ phận cơ thể người" và việc này là việc cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.

Lấy mô, bộ phận cơ thể người là việc tách mô, bộ phận từ cơ thể người hiến khi còn sống hoặc sau khi chết.

Như vậy, đối với người Việt Nam chúng ta thì việc thực hiện hiến tạng là quá dễ dàng khi thực hiện.

Tuy nhiên nhằm đạo điều kiện tối đa cho người Việt Nam và người nước ngoài có nguyện vọng đăng ký hiến tạng. Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia ban hành mẫu “Đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể người sau chết/chết não” bằng song ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.

Tải về

Mẫu đơn song ngữ đăng ký hiến tạng

Người có nhu cầu đăng ký hiến tải mẫu đơn theo quy định và hoàn thiện theo yêu cầu.

Tải về

Để thực hiện tải mẫu cũng như đăng ký hiến tạng này (To download the organ donation registration form follow the link below).

Right here: https://dangky.vnhot.vn/

Một số mẫu đơn đăng ký hiến tạng khác dành cho người Việt Nam:

Được ban hành kèm theo Quyết định 07/2008/QĐ-BYT quy định về các mẫu đơn xin hiến tạng gồm:

Mẫu 1- Đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống - màu xanh nhạt: TẢI VỀ

Mẫu 2 - Đơn hủy đăng ký tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống - màu trắng: TẢI VỀ

Mẫu 3 - Đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết - màu vàng nhạt: TẢI VỀ

Mẫu 4 - Đơn hủy đăng ký tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết - màu trắng: TẢI VỀ

Sau khi hiến tạng chế độ khám sức khỏe định kỳ bao gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 104/2017/TT-BTC về chế độ khám sức khỏe định kỳ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể khi còn sống như sau:

1. Người đã hiến bộ phận cơ thể người khi còn sống được hưởng chế độ khám sức khỏe định kỳ bao gồm các nội dung hỗ trợ sau:
a) Được miễn chi phí khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn về chuyên môn y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định theo giá dịch vụ khám sức khỏe cho người đã hiến bộ phận cơ thể do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
b) Được hỗ trợ tiền thuê phòng ngủ trong trường hợp người đã hiến bộ phận cơ thể người ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể đi về trong ngày (không bao gồm trường hợp người đã hiến bộ phận cơ thể người phải nhập viện để khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế): 450.000 đồng/ngày/người, tối đa không quá 02 ngày;
c) Được hỗ trợ tiền ăn trong những ngày thực tế đi khám sức khỏe định kỳ, tối đa không quá 03 ngày/lần khám định kỳ: 200.000 đồng/ngày;
d) Được hỗ trợ chi phí đi lại từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ và ngược lại theo mức giá phương tiện vận tải công cộng. Trường hợp sử dụng phương tiện đi lại của cá nhân thì căn cứ xác định mức hỗ trợ chi phí đi lại là khoảng cách từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ngược lại, với mức tiêu hao nhiên liệu bằng 0,2 lít xăng/km và giá xăng tại địa phương nơi thực hiện vận chuyển.
2. Người đã hiến bộ phận cơ thể người được cơ sở khám sức khỏe định kỳ xác nhận thời gian thực hiện khám sức khỏe định kỳ để làm căn cứ hưởng các chế độ theo quy định của Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn (nếu có).
3. Người đã hiến bộ phận cơ thể người khi đi khám sức khỏe định kỳ phải xuất trình giấy ra viện (trong đó ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể”) hoặc một loại giấy tờ chứng minh về việc đã hiến bộ phận cơ thể và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân.

Theo đó, sau khi hiến tạng chế độ khám sức khỏe định kỳ sẽ được hưởng những nội dung sau:

- Được miễn chi phí khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn về chuyên môn y tế.

- Được hỗ trợ tiền thuê phòng ngủ trong trường hợp người đã hiến bộ phận cơ thể người ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thể đi về trong ngày (không bao gồm trường hợp người đã hiến bộ phận cơ thể người phải nhập viện để khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán bảo hiểm y tế): 450.000 đồng/ngày/người, tối đa không quá 02 ngày;

- Được hỗ trợ tiền ăn trong những ngày thực tế đi khám sức khỏe định kỳ, tối đa không quá 03 ngày/lần khám định kỳ: 200.000 đồng/ngày;

- Được hỗ trợ chi phí đi lại từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ và ngược lại theo mức giá phương tiện vận tải công cộng.

Trường hợp sử dụng phương tiện đi lại của cá nhân thì căn cứ xác định mức hỗ trợ chi phí đi lại là khoảng cách từ nhà đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ngược lại, với mức tiêu hao nhiên liệu bằng 0,2 lít xăng/km và giá xăng tại địa phương nơi thực hiện vận chuyển.

Như vậy, sau khi hiến tạng chế độ khám sức khỏe định kỳ sẽ được hưởng những nội dung như: miễn chi phí khám sức khỏe định kỳ + hỗ trợ tiền thuê phòng ngủ + hỗ trợ tiền ăn + hỗ trợ chi phí đi lại.

Mẫu đơn song ngữ đăng ký hiến tạng mới nhất hiện nay? Tổ chức tang lễ đối với người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết ra sao?

Mẫu đơn song ngữ đăng ký hiến tạng mới nhất hiện nay? Tổ chức tang lễ đối với người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết ra sao? (Hình từ Internet)

Tổ chức tang lễ đối với người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 104/2017/TT-BTC quy định về chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài đối với người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác như sau:

1. Trường hợp thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác có nhu cầu tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác được hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở. Thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác phải xuất trình với cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến giấy tờ chứng minh là thân nhân của người đã hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác để nhận chế độ tổ chức tang lễ và mai táng di hài theo quy định tại Khoản này.
2. Trường hợp cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến tổ chức tang lễ và mai táng được thanh toán chi phí theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 10 tháng lương cơ sở.

Như vậy, trường hợp thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác có nhu cầu tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác được hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở.

Thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác phải xuất trình với cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến giấy tờ chứng minh là thân nhân của người đã hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác để nhận chế độ tổ chức tang lễ và mai táng di hài theo quy định.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đăng ký hiến tạng

Lê Đình Khôi

Đăng ký hiến tạng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đăng ký hiến tạng có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào