Mẫu ghi chú điểm địa chính là mẫu nào? Tải về mẫu ghi chú điểm địa chính? Hướng dẫn lập ghi chú điểm tọa độ địa chính chuẩn Thông tư 25?

Mẫu ghi chú điểm địa chính là mẫu nào? Tải về mẫu ghi chú điểm địa chính? Hướng dẫn lập ghi chú điểm tọa độ địa chính chuẩn Thông tư 25? Sai số biểu thị các điểm địa chính, các điểm có tọa độ khác lên bản đồ địa chính dạng số là bao nhiêu?

Mẫu ghi chú điểm địa chính là mẫu nào? Tải về mẫu ghi chú điểm địa chính?

Mẫu ghi chú điểm địa chính được quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.

>> Tải về Mẫu ghi chú điểm địa chính

Mẫu ghi chú điểm địa chính là mẫu nào? Tải về mẫu ghi chú điểm địa chính? Hướng dẫn lập ghi chú điểm tọa độ địa chính chuẩn Thông tư 25?

Mẫu ghi chú điểm địa chính là mẫu nào? Tải về mẫu ghi chú điểm địa chính? Hướng dẫn lập ghi chú điểm tọa độ địa chính chuẩn Thông tư 25? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn lập ghi chú điểm tọa độ địa chính chuẩn Thông tư 25?

Hướng dẫn ghi chú điểm địa chính được quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT như sau:

1. Số hiệu điểm: Ghi số hiệu điểm địa chính theo quy định trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Mảnh bản đồ thể hiện điểm địa chính: Ghi phiên hiệu, tên gọi, tỷ lệ mảnh bản đồ thiết kế lưới.

3. Tọa độ khái lược: Ghi khái lược kinh độ, vĩ độ và độ cao (lấy trên bản đồ thiết kế lưới); kinh, vĩ độ đến 0,1 phút; độ cao lấy đến mét.

4. Phương pháp đo: Theo quy định trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (ví dụ: Công nghệ GNSS, đường chuyền...) và thực tế thi công.

5. Loại mốc: Ghi điểm này tận dụng mốc cũ... (tên mốc cũ), làm mới..., mốc gắn trên công trình (ghi mốc chôn, mốc gắn trên núi đá, nền đá, mốc gắn trên vật kiến trúc..

6. Nơi chôn, gắn mốc: Ghi hình thức sử dụng đất, chất đất (hình thức sử dụng đất chung hay riêng, chất đất theo thực tế). Nếu gắn trên vật kiến trúc, trên đá thì ghi rõ gắn trên (tháp nước, nhà mái bằng, nền đá…).

7. Địa chỉ: Ghi họ và tên người sử dụng đất, tên riêng khu vực, công trình chôn, gắn mốc, tên đường phố; địa chỉ hiện tại nơi chôn mốc (thôn, bản, làng, xã...).

8. Đường đi tới điểm gần nhất: Ghi rõ đi từ địa điểm cụ thể nào, đi bằng phương tiện gì. Nếu đi bộ qua rừng, núi thì phải ghi khoảng thời gian đi.

9. Sơ đồ vị trí điểm và vật chuẩn: kích thước ô thể hiện 10 x 10 cm. Chọn tỷ lệ thích hợp để vẽ được 3 vật chuẩn nằm trong khung sơ đồ. Chỉ vẽ các yếu tố chính có liên quan đến tìm điểm. Vật chuẩn được chọn phải là địa vật cố định, ổn định lâu dài ở thực địa.

Sai số biểu thị các điểm địa chính, các điểm có tọa độ khác lên bản đồ địa chính dạng số là bao nhiêu?

Độ chính xác bản đồ địa chính được quy định tại Điều 7 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT như sau:

Độ chính xác bản đồ địa chính
1. Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm đo so với điểm khởi tính sau bình sai không vượt quá 0,1 mm tính theo tỷ lệ bản đồ cần lập.
2. Sai số biểu thị điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới km, các điểm tọa độ quốc gia, các điểm địa chính, các điểm có tọa độ khác lên bản đồ địa chính dạng số được quy định là bằng không (không có sai số).
3. Đối với bản đồ địa chính, dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ không vượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới km) không vượt quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết.
4. Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá:
a) 5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200;
b) 7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500;
c) 15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000;
d) 30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000;
đ) 150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000;
e) 300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000.
g) Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000,1:2000 thì sai số vị trí điểm nêu tại điểm c và d khoản 4 Điều này được phép tăng 1,5 lần.
...

Theo đó, sai số biểu thị các điểm địa chính, các điểm có tọa độ khác lên bản đồ địa chính dạng số được quy định là bằng không (không có sai số).

Lưu ý:

- Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm đo so với điểm khởi tính sau bình sai không vượt quá 0,1 mm tính theo tỷ lệ bản đồ cần lập.

- Đối với bản đồ địa chính, dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ không vượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới km) không vượt quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết.

- Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá:

+ 5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200;

+ 7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500;

+ 15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000;

+ 30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000;

+ 150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000;

+ 300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000.

+ Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000,1:2000 thì sai số vị trí điểm nêu tại điểm c và d khoản 4 Điều 7 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT được phép tăng 1,5 lần

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ghi chú điểm địa chính

Phạm Thị Hồng

Ghi chú điểm địa chính
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ghi chú điểm địa chính có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào